Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế thế giới - pdf 13

Download Đề tài Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế thế giới miễn phí



 
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I. Cơ sở lý luận của đề tài 2
I. Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong những năm gần đây 2
1.Sự hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh trong khu vực và thế giới 2
2. Sự cần thiết phải hội nhập nền kinh tế quốc dân với nền
kinh tế thế giới 2
3. Qúa trình hội nhập kinh tế của nước ta mới thực sự bắt đầu 4
II. Mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ
CNH - HĐH đất nước 4
III. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là tất yếu
khách quan đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế
Việt nam vơí nền kinh tế thế giới 5
Phần II. Thực trạng nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay 5
I. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 5
1. Một số thuận lợi
2. Khó khăn 5
II. Về tổng thể nền kinh tế 6
1. Những kết quả đã đạt được 6
2. Những khó khăn của nước ta trong hội nhập 8
Phần III. Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH trên
con đường hội nhập kinh tế thế giới 9
I. Về phía các doanh nghiệp 9
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm 9
2. Tạo lập và bảo vệ các thương liệu sản phẩm 10
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10
4. Liên doanh, liên kết để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh 10
5. Nâng cao tác phong làm việc công nghiệp trong doanh nghiệp 11
II. Những giải pháp mang tính vĩ mô 11
1. Ổn định kinh tế vĩ mô 11
2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ tiên tiến của thế giới 12
3. Tiếp tục xây dựng các quan hệ kinh tế đối ngoại và
củng cố vị thế hiện tại 12
4. Tăng cường sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về
nền kinh tế để nền kinh tế thực sự có hiệu quả và có
sức cạnh tranh cao, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa 12
5. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị
văn hoá truyền thống của dân tộc 13
Phụ lục 1,2 14
Tài liệu tham khảo 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34635/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế, việc xác định rõ thực trạng cần thiết.
Em hi vọng rằng với đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp phần nào giải quyết những vấn đề trên. Tuy nhiên vì đề tài nghiên cứu là khá rộng, thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ nghiên cứu có hạn chế chắc chắn không thể tránh khỏi thiết sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý đánh giá của các thầy cô giáo để em nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Em cũng xin Thank thầy giáo TS. Phạm Ngọc Linh đã hướng dẫn để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Phần I
Cơ sở lý luận của đề tài
I. Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong những năm gần đây
1. Sự hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Với nguồn lực hạn chế, mỗi quốc gia phải tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực đó. Do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên mỗi nền kinh tế ở mỗi quốc gia có trình độ khác nhau, để phát huy hết hiệu quả nguồn lực thì mỗi quốc gia phải hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực để phát huy mạnh, hạn chế điểm yếu...., trong khu vực Đông Nam á đã hình thành nên tổ chức AESAN trong đó có Việt Nam, các tổ chức kinh tế giúp đỡ các nước thành viên. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế và diễn đàn hợp tác quốc tế như ASEAN, AFTA, AEEC.... Tuy nhiên sự hội nhập càng cao thì sự cạnh tranh lại trở lên khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ đã làm giảm tiến trình hội nhập và quốc tế hoá. Sự cạnh tranh đã làm cho một số quốc gia phải chịu thiệt thòi trong hội nhập kinh tế. Tuy nhiên xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá, hội nhập kinh tế chính là động lực thúc đẩy các nền kinh tế thành viên. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mỗi quốc gia là rất cần thiết.
2. Sự cần thiết phải hội nhập nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới.
a. Sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá
Mỗi quốc gia có một lãnh thổ địa lý riêng biệt với những điều kiện tự nhiên khác nhau, trong quá trình phát triển đã tạo nên sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội giữa các nước do đó các quốc gia đều có lợi thế so sánh về trình độ khoa học công nghệ khác nhau.
Sự chuyên môn hoá đã gắn kết các quốc gia với nhau trong trao đổi mua bán hàng hoá.
b. Thị trường thế giới và những thuận lợi do hội nhập.
Thị trường thế giới với hơn 6 tỷ người rất rộng lớn, tham gia hội nhập sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời tham gia vào quá trình tái sản xuất quy mô lớn cùng với việc sử dụng vốn quốc tế thông qua các hệ thống tài chính quốc tế IMF, WB...
Tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Sẽ có điều kiện tiếp cận các tiến độ khoa học công nghệ và kỹ thuật của thế giới. Khoa học ngày càng tiến bộ, năng suất lao động ngày càng nâng cao, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Mặt khác, để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nếu như muốn tham gia chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đây là một trong những thuận lợi của hội nhập kinh tế.
c. Cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế rất khốc liệt
Ngày nay khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung trên toàn thế giới thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, một hàng rào, một doanh nghiệp nào, một quốc gia nào mà không có sự cạnh tranh lớn sẽ mất vị trí trên thị trường thế giới.
Khi tham gia hội nhập một số hàng rào thuế quan, hay tất cả đều bị bãi bỏ khi đó thị trường không cần phân biệt biên giới, quốc gia, lãnh thổ do đó quốc gia nào có lợi thế so sánh thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường, hàng hoá nào có chất lượng cao giá thấp sẽ tồn tại được trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của Thương mại quốc tế là sự phát triển và vươn tầm xa của các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nếu như sức cạnh tranh của công ty khác không có sự nguy cơ xuất hiện độc quyền sẽ xảy ra và các Công ty trong nước sẽ mất thị trường trên chính quốc gia mình.
Chính vì sự cạnh tranh rất khốc liệt do đó hội nhập và cũng chính vì chỉ có hội nhập mới có thể phát triển bền vững nên vấn đề đặt ra phải luôn luôn nâng cao sức cạnh tranh của từng loại hàng hoá, từng doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế trên thị trường thế giới.
3. Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta mới thực sự bắt đầu.
Nước ta là một nước nông nghiệp có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn rất phong phú và đa dạng do đó chúng ta có những lợi thế so sánh nhất định với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên tiền măng của chúng ta rất lớn nhưng chưa khai thác tận dụng được nhiều một phần do sức cạnh tranh chưa lớn, khoa học công nghệ còn lạc hậu. Do vậy nền kinh tế còn kém các nước Nics, EU, đồng thời các doanh nghiệp cũng như các chủng loại hàng hoá có được chỗ đứng vững trắc trên thị trường thế giới.
Nước ta mới đang trong giai đoạn của quá trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại được trên thị trường thế giới, tồn tại trong guồng quay phân công lao động quốc tế là một mục tiêu tất yếu của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
II. Mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ mục tiêu và đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là tiếp tục tăng trưởng kinh tế đồng thời duy trì ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời trong văn kiện đại hội IX cũng đã chỉ rõ đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Như vậy Đảng đã nhận định đúng đắn rằng hội nhập là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và đuổi kịp các nền kinh tế mạnh trong khu vực và thế giới. Mặt khác, cũng có một số mặt hàng chất lượng cao, giá cả thấp nhưng còn chịu nhiều bất bình đẳng chưa có vị trí trên thị trường thế giới do đó gây ra một số hàng rào thuế quan khó xoá bỏ. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh của các hàng hoá trong nước sẽ là động lực thúc đẩy tháo gỡ các hàng rào ngăn cản quá trình hội nhập kinh tế đồng thời giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể đứng trên thị trường thế giới và do đó đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế Việt Nam.
Phần II
Thực trạng nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay
I. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
1. Các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
Trong những năm gần đây, Đảng ta đã chủ trương cho phép các doanh nghiệp hoạt động với những điều kiện thông thoáng hơn với một cơ chế kinh tế mở cửa, hoạt động nhữn gì mà pháp luật không cấm, qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status