Báo cáo Đài phát thanh –Truyền hình tham gia quan lý, giám sát xã hội - pdf 13

Download Báo cáo Đài phát thanh –Truyền hình tham gia quan lý, giám sát xã hội miễn phí



Ngay từ khi thành lập nội dung tuyên truyền của Đài đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của Huyện, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân như việc học tập, quán triệt việc triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng và các chủ trương Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND, UBND vào đời sống, đồng thời nêu bật phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế của các địa phương trong huyện, hướng dẫn nhân dân trong huyện vào công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu nhằm đưa kinh tế Bình Liêu phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Qua đó Đài PT – TH Bình Liêu đã góp phần tich cực cùng lãnh đạo huyện uỷ tham gia quản lý, giám sát xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm và nội dung chương trình phát thanh – truyền hình.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35740/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hân thực của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
II. NộI DUNG QUảN Lý GIáM SáT Xã HộI CủA BáO CHí
2.1. báo chí đăng tải, bình luận, giải thích, phân tích các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các cấp ngành cho các tổ chức và hoạt động thực tiễn
Trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã chỉ rõ: các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực, đưa ra những giải pháp để xây dựng xã hội lành mạnh.
Với hoạt động này, báo chí cần thông tin tới nhân dân lao dộng nội dung các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước, giải thích cơ sở khoa học, thực tiễn và phương hướng, cách thức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, thuyết phục nhân dân tự giác thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách đó. cần bình luận, giải thích để chỉ cho nhân đân thấy sự cần thiết phải đưa ra và thực hiện những quyết định cụ thể này.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi nhà báo phải có sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lĩnh vực và vấn đề có liên quan đến những chủ trương, chính sách mới. Đồng thời, phải biết sử dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực nhất là những người có uy tín lớn trong xã hội như các nhà khoa học đầu ngành, các nhà kinh tế, những nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng. Những ý kiến của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đến hiệu quả thông tin về đường lối, chính sách. Chẳng hạn như, khi Nhà nước ban hành Luật cải cách hành chính báo chí phải có nhiệm vụ thông tin đến công chúng nội dung của Luật sửa đổi, giải thích nguyên nhân dẫn đến việc sửa đổi, thuyết phục động viên nhân dân thực hiện.
2.2. Báo chí phản ánh kịp thời tình hình thực tế, thực trạng công việc ở từng địa phương hay một vấn đề nào đó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Mục đích của hoạt động này là nhằm thông tin một bức tranh toàn diện về sự vật với những mối quan hệ phức tạp của nó, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý và người cán bộ lãnh đạo có đủ các dữ kiện để đưa ra những quản lý mới. Mặt khác, bằng sự phân tích, giải thích sâu sắc của mình, báo chí có thể đưa ra những yêu cầu, kiến nghị cụ thể. Những kiến nghị đó xuất phát từ những tiềm năng chưa phát hiện, những sáng kiến tiến bộ, những kinh nghiệm trong lãnh đạo sản xuất, những nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh…Hoạt động này đòi hỏi báo chí phải năng động bám sát thực tế cuộc sống, nhạy bén với đổi thay của thời cuộc, luôn có mặt ở những điểm nóng của đời sống, gần gũi với nhân dân để nắm bắt được tình hình, phát hiện được những vấn đề mới mẻ có ích để phân tích kịp thời.
Tại buổi lễ kỉ niệm 40 năm ngày Báo Nhân dân ra số báo đầu tiên, trong bài phát biểu của mình đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ sự cần thiết của phương hướng hoạt động này: “Gặp khi có những chủ trương, chính sách chưa sát, chưa đúng, sự phản ánh những ý kiến trung thực và có trách nhiệm của công dân trên các diễn đàn báo chí giúp cho Đảng và Nhà nước ta kịp thời sửa chữa sai lầm, bổ sung cho các chủ trương, chính sách…những người viết báo trong quá trình thâm nhập thực tế, ngoài những bài viết có thể và cần thiết tiến hành tập hợp và phân tích tình hình, phản ánh ý kiến nhân dân, nêu kiến nghị với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ở các cấp đồng thời phản ánh những mô hình, điển hình làm tốt trong nhân dân về những lĩnh vực để nhân rộng ra”.
Thực tế cho thấy, trong những thời kì lịch sử cụ thể, báo chí nước ta có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện cổ vũ cho những nhân tố mới, cho điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Chẳng hạn như, sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong thập kỷ 80 gắn liền với sự ra đời của Chỉ thị số100 ngày13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương và Nghị quyết số10 ngày 12/04/1988 của Bộ Chính trị liên quan đến vấn đề cải tiến quản lý, hoàn thiện cơ chế khoán trong nông nghiệp. Báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh hiện trạng nền nông nghiệp, phát hiện yêu cầu bức bách của việc tiếp tục sản xuất, chỉ ra và đấu tranh, khẳng định ủng hộ cổ vũ cho những yếu tố tích cực trong thực tiễn vận động của lĩnh vực kinh tế hàng hoá này.
2.3. Báo chí tham gia vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, quan điểm nghị quyết, pháp luật của Nhà nước, phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Trước hết, báo chí kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Nhà nước trong thực tiễn của các cấp ngành và toàn thể nhân dân. Yêu cầu của hoạt động này đối với báo chí là phát hiện kịp thời các sai lầm khuyết điểm, những vấn đề khó khăn ách tắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết định quản lý. Hoạt động giám sát kiểm tra không chỉ thực hiện bằng chính hoạt động nghề nghiệp của nhà báo với tác phẩm công bố mà còn bằng việc nghiên cứu, phân tích như bạn đọc và xử lý một cách phù hợp với uy tín nghề nghiệp của mình.
Kết quả hoạt động kiểm tra giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền kịp thời quyết định bổ sung hay điều chỉnh hoạt động của mình với các cơ quan tổ chức cấp dưới. Mặt khác, nguồn thông tin tác động đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, có khuyết điểm giúp họ nhận thức được thiếu sót để tự điều chỉnh hay trong một số trường hợp công chúng tạo áp lực buộc họ phải sửa chữa.
Cùng với báo chí nói chung, Đài phát thnah cũng tích cực tham gia vào chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Mục đích của đấu tranh này là nhằm khẳng đinhh tính ưu việt của chế độ phát hiện và nhân rộng các yếu tố tích cực, điển hình, loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hiện tượng có hại với đất nước và nhân dân. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng đã tiến hành một cách cương quyết có tính nguyên tắc để chống lại những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, cửa quyền…Đảng ta yêu cầu: “Cần đưa công khai trên báo, đài hay qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng, những cán bộ Đảng viên kể cả cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất”.
Theo tinh thần đó, báo chí tiến hành cuộc điều tra này một cách thường xuyên, kiên trì, kiên quyết dũng cảm, trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Bằng các địa chỉ, tên người, số liệu xác thực báo chí đã nêu công khai trên công luận những vụ việc tiêu cực để dư luận biết, lên án giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý giúp các tổ chức và cá nhân tự sửa chữa sai lầm của mình. Cũng nhờ báo chí mà nhiều vụ tiêu cực...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status