Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - pdf 13

Download Chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai miễn phí



Lanh là loại cây ưa ánh sáng nên mảnh đất trồng lanh phải được phát quang làm cho xung quanh thoáng đãng, không có cây to che bóng. Để lợi dụng những yếu tố thuận lợi và tránh những yếu tố tiêu cực của tự nhiên, người Mông ở Cát Cát đã căn cứ vào điều kiện địa hình thành các dạng đồi thoải lượn sóng hay phân bậc của địa hình mà lựa chọn địa điểm trồng lanh ở sát cạnh những sườn dốc chắn gió hướng Đông Bắc. Những mảnh đất ấy thường là tương đối bằng phẳng và không có đá nhô đầu, ít lẫn đá phong hoá.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35762/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n kinh tế tự cấp tự túc, nghề trồng lanh dệt vải từ lâu đã góp phần tích cực vào hoạt động kinh tế của người Mông ở Cát Cát. Sự phân công lao động trong xã hội người Mông quy định phụ nữ là chủ thể sáng tạo trang phục cho mình và các thành viên trong gia đình. Vẻ đẹp và chất lượng của các bộ trang phục họ làm ra phản ánh sâu sắc kỹ năng lao động của mỗi người, là bằng chứng để đánh giá khả năng lao động và đức tính cần cù, xác định phẩm chất của người phụ nữ Mông.
Trong nền kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc nên việc làm lanh để có quần áo mặc và các đồ dùng sinh hoạt khác đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, là tiêu chuẩn để đánh giá người phụ nữ:
Lớn lên anh theo mẹ cha đi cày nương
Theo anh vào rừng săn thú
Lớn lên em theo mẹ tập thêu
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.1)
Để răn dạy người con gái phải biết làm lanh cũng như người con trai phải biết làm nương, tục ngữ Mông có câu:
Con gái không biết làm lanh lấy được chồng vẫn rách
Con trai không biết làm nương lấy được vợ vẫn đói
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.2)
Để xác định phẩm chất của người phụ nữ, người Mông có câu:
Muốn biết người tốt xem gác bếp
Muốn hay người đẹp xem quần áo
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.3)
Hay:
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Gái xinh không biết cầm kim là hư
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.4)
Hoặc:
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Trai khoẻ không biết làm nương cũng hèn
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.5)
Nếu người phụ nữ vụng đường làm lanh thì sẽ trở nên vô cùng xấu xa. Đây là lợi chê vợ của một ông chồng trong dân ca giao duyên của người Mông ở Cát Cát:
Vợ ta không mặc mà cũng không làm
Nó lấy cuộn lanh quẳng bừa lên hòm
Cuộn lanh của nó nhom nhem, lăn lóc
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.6)
Vì vậy, người con gái Mông ngay từ nhỏ đã phải học làm lanh, thêu lanh. Công việc đó gắn bó với họ từng ngày. Khi hát giao duyên, áo lanh, khăn lanh, dây lưng lanh… trở thành cái cớ để giãi bày tình cảm và là biểu tượng của tình yêu đắm say:
Em có gì tặng ta để ghi nhớ tình em
Em hãy tặng ta chiếc dây lưng làm vật ghi nhớ
Chiếc dây lưng lanh thêu hoa hình con ốc
Sợi to, sợi nhỏ đều do bàn tay em xe
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.7)
Khi hát giao duyên, trai gái nói nhiều về việc làm lanh và công việc đó trở thành tiêu chuẩn kén vợ của các chàng trai, tiêu chuẩn đẹp người, đẹp nết của các cô gái:
Trước cửa nhà em có cây lanh mọc
Ong mới tìm về đậu
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.8)
Hay:
Em khéo quay xa
Ngón tay quay tít như vòng tròn miệng chén
Sợi lanh cũng do em xe
Đôi ta kết đường tình duyên
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.9)
Hoặc:
Tay em biết cầm kim khâu áo
Anh yêu em
Em yêu anh
Em không có lòng thì thôi!
Có lòng thì về, ta ở với nhau một đêm
Tay em biết se sợi chỉ đen
Em không có lòng thì thôi
Có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày

Guồng xa xe chỉ lanh
Xe được sợi chỉ xoắn
Dù mình biết biến, ta biết hoá
Thì cũng như mặt trời ghẹo măt trăng trên đỉnh núi cao
Guồng xa xe chỉ tơ
Xe được sợi chỉ bện
Dù mình biết hoá, ta biết biến
Thì cũng như mặt trời trêu mặt trăng tít tận chân trời

Thôi mình đừng ngần ngại
Hãy cùng ta sánh đôi về nhà làm mặc
Xuân tới, tiếng dế réo rắt trong chảng cỏ xanh
Thôi mình đừng chần chừ
Hãy theo ta sánh đôi về nhà làm ăn
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.10)
Khi tình yêu đã sâu đậm, vải lanh lại trở thành biểu tượng của tình yêu chung thuỷ, đợi chờ qua hình tượng chiếc áo:
Chàng có lòng em xin tặng chiếc áo, áo này áo em may
Không thấy em chàng mặc chiếc áo
Như thấy dáng em đứng trước người yêu
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.11)
Với những người phụ nữ phải chịu nỗi đau bị ép duyên, người con gái Mông cũng mượn hình ảnh lanh để so sánh:
Em phải lấy chồng không xứng đôi
Như hạt lanh nương tra vào đám ruộng hạt lanh mới mục
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.12)
Với những cặp vợ chồng xứng lứa vừa đôi, hạnh phúc, niềm vui của mỗi gia đình được phản ánh ngay trong bức tranh sinh hoạt:
Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy
Đầu nhà là nơi anh thổi sáo, múa khèn
Em thêu váy mới không có sáp, anh ra chợ kiếm
Em in hoa mới không biết đường, anh cầm que vạch giúp
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.13)
+ Trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian: cây lanh là biểu tượng của vật trung gian nối giữa trời và đất, nối giữa thế giới con người bình thường và thế giới thần linh, là sợi dây dẫn đường cho người Mông về với thế giới tổ tiên.
Trong bài hát chỉ đường cho người chết về với tổ tiên (Kruôz cê) kể rằng:
Bà Trày làm cho giống lanh sống lại
Bà Mông làm cho giống lanh tốt tươi…
Cây to đem về, dệt thành vuông, chống tàu lau, lá cỏ
Mà làm lụng nuôi con, nuôi cháu
Cây nhỏ đem về dệt thành thước đón rượu, đón cưới
Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen, đất vàng của nhà trời
(Xem phiên âm trong phụ lục 1.14)
Trong tang lễ của người Mông, khi mổ xúc vật hiến tế người chết, người ta phải nối sợi dây lanh từ ngón tay người chết vào con vật đó thì linh hồn người chết mới nhận được. Đồ khâm niệm, khăn lau mặt cho người chết phải là loại vải được dệt từ sợi lanh thì mới đưa được người chết trở về với thế giới tổ tiên.
Để khuyên người chết cách nói sao cho tổ tiên nhận ra con cháu, lời chỉ đường trong bài Kruôz cê cũng khuyên người chết phải nói với tổ tiên rằng mình là người Mông bằng cách chỉ ra chất liệu của trang phục là sợi lanh, sợi đay:

Ma cụ tổ ông, ma cụ tổ bà sẽ hỏi mình rằng do chú ruột chú gì gì đưa mình về
Mình nên đáp là mình không biết, không hiểu, chú ruột chú gì gì
Có đôi mắt to bằng cái chén, đôi tai to bằng cái quạt đưa mình về, mình không biết
Ma tổ tiên ma cụ tổ nói vậy thì thả chó săn đi bắt, thả chó dữ đi đuổi
Mình nên nói với ma tổ tiên rằng
Mình về mình đi giầy lanh, nó về nó không đi giầy lanh
Nó chỉ đi một bước trong cõi âm bước lật ngay sang cõi dương
Mình về mình đi giầy đay, nó về nó không đi giầy đay
Nó đi chỉ một bước đi trong cõi chết bước lật sang cõi sống ngay
Nó về cũng đã lâu mà nó đi cũng đã sớm rồi
Vết chân giẫm xuống nước đã trong, giẫm lên đất lá cây đã rụng phủ hết rồi
Lúc này nó đã về với gia đình người thân lâu rồi
Thả chó dữ đi đuổi cũng chẳng kịp, thả chó săn đi bắt cũng chẳng được nữa

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.15)
Ngoài ra, trong tang lễ của người Mông ở Cát Cát, tần số xuất hiện yếu tố sợi lanh còn khá đậm đặc. Cụ thể là:
Khi cử hành tang lễ, cáng của người chết treo gần ngang bàn thờ tổ tiên. Cáng tượng trưng cho con ngựa trời, phải dùng dây lanh buộc thi hài vào cáng. Người nào không có con trai thì chỉ dùng sợi lanh. Người nào có con trai thì con dâu phải dệt vải lanh trắng dài 4 – 5 sải (1 sải ≈ 1,5 m) làm dây buộc cáng nối với xà nhà. Dây lanh hay vải lanh buộc vào cáng tượng trưng cho dây dắt ngựa và là sợi dây dẫn đường người chết về với tổ tiên. Ngoài ra, do địa hình vùng cao chi phối, khi khiêng cáng người chết ra nghĩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status