Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng - pdf 13

Download Đề tài Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng miễn phí



MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2
MỞ ĐẦU. 3
Chương 1: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC. 13
1.1. Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí. 13
1.2. Lý thuyết tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông. 19
1.3. Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay. 21
 
Chương 2: TIẾP CẬN QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC CỦA
CÔNG CHÚNG.
28
2.1. Mục đích và mức độ tiếp cận QC của công chúng. 28
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng. 33
 
Chương 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC
- LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG.
40
3.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý. 40
3.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố đạo đức . 46
3.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố lối sống . 51
 
Chương 4: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG.
57
4.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế . 57
4.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị . 60
4.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố xã hội . 65
KẾT LUẬN. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
PHỤ LỤC. 82
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35730/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ó, Internet mặc dù là một hình thức thông tin hiện đại ngày càng phổ biến nhưng lại có tới 35,7% số người được hỏi cho biết chưa từng tiếp cận với QC thông qua phương tiện này.
Trong các nhóm công chúng, thanh niên có mức độ thường xuyên tiếp cận các QC trên các PTTTĐC nhiều nhất: thường xuyên bắt gặp QC trên Báo/ tạp chí là 69%; Tivi là 84%; Radio là 37% và Internet là 62%. Nhóm đối tượng Trung niên có mức độ tiếp cận thấp nhất: thỉnh thoảng bắt gặp QC trên Báo/ Tạp chí 34%; chưa bao giờ trên Radio là 30% và Internet là 50%.
Mức độ bắt gặp QC trên các PTTTĐC giữa các nhóm công chúng chia theo môi trường sống có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ người ở thành thị thường xuyên tiếp cận QC trên tất cả các PTTTĐC được đưa ra đều cao hơn so với ở nông thôn, đặc biệt là qua Báo/ tạp chí và Internet.
Biểu đồ 2.3: Tương quan giữa việc tiếp cận thường xuyên
với QC báo chí và môi trường sống
* Thời gian lâu nhất theo dõi một QC
Một chỉ báo nữa được sử dụng để tìm hiểu về mức độ tiếp cận của công chúng đối với QC báo chí là việc chủ động theo dõi một QC nào đó. Kết quả điều tra anket cho thấy chủ yếu người ta quan tâm theo dõi QC nào đó trong khoảng 1 tuần (60,7%). Tuy nhiên, cũng có những QC được công chúng quan tâm theo dõi từ 1 năm trở lên (12,6%).
Biểu đồ 2.4: Thời gian lâu nhất theo dõi một QC báo chí
Như vậy, cho dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, môi trường sống nhưng công chúng đều có sự tiếp cận QC thông qua các PTTTĐC phổ biến. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận giữa các nhóm đối tượng có sự khác biệt nhất định, chủ yếu từ khác biệt về độ tuổi và môi trường sống.
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng
2.2.1. Thái độ tiếp nhận QC của công chúng
Để đánh giá thái độ của người xem đối với QC trên các PTTĐC, phản ứng thường thấy của cá nhân được coi là một chỉ báo quan trọng để xem xét. Kết quả thu về được biểu thị dưới bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Phản ứng của công chúng khi gặp QC trên các PTTTĐC (%)
Stt
Phương tiện
Phản ứng cá nhân
Bỏ qua
Xem lướt
Thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi
Chủ động tìm nội dung QC ưa thích
Chăm chú theo dõi tất cả
Báo/ Tạp chí
18,3
10,0
23,3
9,7
8,7
Tivi
7,0
16,7
48,3
9,0
19,0
Radio
51,7
30,0
9,0
4,3
5,0
Internet
43,3
23,3
14,7
15,3
3,3
Như vậy, sự chủ động theo dõi QC hầu như không đáng kể, chủ yếu là xem lướt hay thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi. Thậm chí, với một loại hình truyền thông ngày càng phổ biến như Internet, số người bỏ qua, không cần quan tâm đến QC cũng lên tới 43,3%. Sự tích cực đáng kể nhất về thái độ mà công chúng dành cho QC được thể hiện chủ yếu thông qua truyền hình, đạt tỷ lệ 28%. Trong đó, có tới 19,0% mẫu nghiên cứu sẵn sàng chấp nhận xem toàn bộ các QC trên Tivi. Điều này tương đối dễ hiểu bởi lợi thế về hình ảnh và âm thanh của truyền hình so với các PTTTĐC khác.
Bổ sung cho thái độ thờ ơ của công chúng dành cho QC, kết quả khảo sát cho thấy có tới 37,7% người được hỏi cho biết bị miễn cưỡng xem QC vì xen giữa các chương trình họ đang theo dõi. Một chỉ báo khác cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của cá nhân tới các QC báo chí là có tới 12,7% người được hỏi cho biết không thích bất kỳ kênh QC nào.
Như vậy, QC trên các PTTĐC chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiếp nhận một cách chủ động và linh hoạt.
2.2.2. Thị hiếu về QC báo chí của công chúng
Với thái độ và mức độ tiếp cận QC như đã phân tích ở trên, câu hỏi đặt ra là: phải chăng công chúng không có nhu cầu về QC trên các PTTTĐC? Việc tìm hiểu thị hiếu QC của công chúng sẽ giúp ta giải đáp câu hỏi này.
* Nội dung QC thu hút sự quan tâm của công chúng:
Trong các lĩnh vực được đưa ra nhằm tìm hiểu nhu cầu về thông tin QC trên các PTTTĐC của công chúng, nội dung QC có tỷ lệ được tiếp cận nhiều nhất là lĩnh vực Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (40,7%).
Bảng 2.4: Nội dung QC được công chúng quan tâm
Stt
Những nội dung QC được quan tâm
Giới tính
Tỷ lệ chung
Nam
Nữ
Lương thực - thực phẩm - ẩm thực
45
77
40.7%
Giáo dục – đào tạo
37
30
22.3%
Thời trang - mỹ phẩm
19
44
21%
Giải trí
38
22
20%
Dược phẩm
18
34
17.3%
Xây dựng - kiến trúc - nội thất
35
10
15%
Phương tiện giao thông
19
21
13.3%
Công nghệ - bưu chính – viễn thông
30
8
12.7%
Du lịch
10
19
9.7%
Môi trường
9
17
8.7%
Đầu tư – tài chính
10
13
7.7%
Dịch vụ - cung ứng
13
8
7%
Nông – lâm - thủy sản
8
6
4.7%
Công nghiệp – năng lượng
7
2
3%
Tư vấn – môi giới
3
4
2.3%
Với vai trò là người nội trợ chính trong gia đình, 51,3% nữ giới trong mẫu nghiên cứu cho thấy sự quan tâm đối với các QC có nội dung về vấn đề này.
Xét theo độ tuổi, những người thuộc lứa tuổi trung niên, người cao tuổi cũng thường tiếp cận những nội dung QC liên quan đến Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (41% trung niên; 56% người cao tuổi). Vì đây là lứa tuổi đã có gia đình, nên sự chú ý của họ về vấn đề này là điều dễ hiểu. Trong khi đó, thanh niên lại dành sự quan tâm nhiều đến thời trang - mỹ phẩm (41%).
Bảng 2.5: Lĩnh vực QC được quan tâm xét theo độ tuổi
Lĩnh vực QC quan tâm
Độ tuổi
Thanh niên
Trung niên
Người cao tuổi
1. Lương thực – Thực phẩm - Ẩm thực
25%
41%
56%
2. Giáo dục – Đào tạo
11%
20%
36%
3. Dược phẩm
6%
8%
38%
4. Thời trang – Mỹ phẩm
41%
16%
6%
5. Giải trí
33%
11%
16%
6. Du lịch
15%
10%
4%
7. Công nghệ - Bưu chính – Viễn thông
11%
23%
4%
8. Xây dựng – Kiến trúc – Nội thất
23%
6%
16%
9. Phương tiện giao thông
6%
8%
26%
10. Đầu tư – Tài chính
11%
4%
8%
11. Nông – Lâm – Thuỷ sản
2%
8%
4%
12. Công nghiệp – Năng lượng
2%
3%
4%
13. Môi trường
4%
0%
22%
14. Dịch vụ - Cung ứng
7%
4%
10%
15. Tư vấn - Môi giới
5%
0%
2%
Bên cạnh những lĩnh vực mà các QC đề cập, một mối quan tâm nữa của người tiêu dùng khi theo dõi QC là các thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm được QC.
Biểu đồ 2.5: Mức độ rất quan tâm của công chúng về sản phẩm QC (%)
Do sự khác biệt về mặt giới tính nên hình thức tiếp cận các thông tin về sản phẩm được QC là không giống nhau. Nam giới quan tâm nhất tới giá sản phẩm (51,3%).
- Ví dụ như đồ gia dụng, đồ dùng trong nấu ăn, đồ làm bếp thì mình xem công dụng của nó, giá cả và độ bền. (PVS 6, nam, sinh viên)
Trong khi đó, nữ giới quan tâm nhất tới hạn sử dụng (57,3%).
* Thị hiếu về hình thức QC:
Tỷ lệ dành cho những lý do thích xem QC của công chúng cũng gần nhau. 35% vì hình thức thể hiện hấp dẫn; 33,7% do thuận tiện cho người theo dõi; 30,3% vì dễ nắm bắt thông tin sản phẩm. Chỉ có 9,3% ý kiến đánh giá là mang lại cảm giác yên tâm đối với mặt hàng QC.
Với những hình thức xuất hiện khác nhau, QC giành được sự thiện cảm của công chúng cũng khác nhau (Biểu đồ 2.6). Công chúng dành nhiều thiện cảm nhất đối với hình thức QC đơn giản, đi ngay vào nội dung cần giới thiệu (44,3%). Điều đó thể hiện được QC càng đơn giản, giới thiệu được ngay những thông tin sản phẩm QC sẽ thu hút được sự chú ý theo dõi của công chúng.
Biểu đồ 2.6: Hình thức QC giành được sự thiện cảm (%)
Bên cạnh đó, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status