Tiểu luận Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình - pdf 13

Download Tiểu luận Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình miễn phí



MỤC LỤC
 
 
PHẦN MỞ ĐẦU1
Chương 1. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN3 VÀ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH3
I. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN3
1. Phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn3
•Phỏng vấn là một phương pháp3
•Phỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí4
2. Khái niệm về thể loại phỏng vấn5
II. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH6
1. Định nghĩa phỏng vấn truyền hình6
1.1. Phỏng vấn truyền hình là thể loại6
1.2. Phỏng vấn truyền hình còn là phương pháp6
2. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn truyền hình6
3. Các dạng phỏng vấn truyền hình8
• Phỏng vấn biên bản8
• Phỏng vấn thời sự9
• Phỏng vấn điều tra9
. Phỏng vấn chân dung
•Phỏng vấn An két
Chương 2. ĐỂ THỰC HIỆN MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
I. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
1. Công tác chuẩn bị
a/ Chuẩn bị chung
• Định hướng về tư tưởng
•Vốn sống, vốn hiểu biết
•Hiểu biết về thể loại
•Hiểu biết về khán giả
•Hiểu biết về đề tài sẽ phỏng vấn
b/ Chuẩn bị cụ thể
•Xác định mục đích của cuộc phỏng vấn và tính chất thông tin
•Nghiên cứu kỹ các đề tài cụ thể của cuộc phỏng vấn và người trả lời
•Định trước tiến trình của cuộc phỏng vấn
•Thoả thuận với người được phỏng vấn
•Chọn địa điểm, thời gian phỏng vấn
2. Quá trình tiến hành phỏng vấn
•Câu hỏi
•Các dạng câu hỏi
•Văn phong của câu hỏi
•Giai đoạn đầu của phỏng vấn
•Trong khi phỏng vấn
•Kết thúc cuộc phỏng vấn
3. Nghệ thuật tiến hành phỏng vấn truyền hình
Chương 3. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
I. KHÁI NIỆM VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH
1. Khái niệm về kịch bản truyền hình
2. Các đặc điểm của kịch bản truyền hình
3. Ý nghĩa của kịch bản truyền hình
II. PHÁC THẢO KỊCH BẢN THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1. Đối với phương pháp phỏng vấn cung cấp tư liệu cho tin tức, phóng sự thời sự hay tài liệu truyền hình
2. Đối với tin tức, phóng sự thời sự hay tài liệu truyền hình không cần lời bình
3. Đối với thể loại chương trình phỏng vấn truyền hình
KẾT LUẬN CHUNG
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35736/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n những người đã chứng kiến sự kiện ,sự việc xảy ra những câu hỏi “mở” để họ kể lại cho những người xem (mà không có cơ hội chứng kiến sự kiện, sự việc đó) nắm bắt được toàn bộ thông tin: Việc gì đã xảy ra? Ai liên quan đến sự việc đó? Sự việc xảy ra ở đâu? Sự việc xảy ra như thế nào nào? Và tại sao sự việc ấy lại xảy ra?
Đặc điểm của thể loại phỏng vấn truyền hình:
Những đặc điểm của thể loại truyền hình được quy định bởi đặc trưng của truyền hình, có thể nêu nhũng đạc điểm chủ yếu sau đây:
- Phỏng vấn truyền hình là cuộc nói chuyện “nguyên chất” nhất, người ta không phải đọc tường thuật cuộc phỏng vấn mà là “xem” cuộc hỏi chuyện, không phải là hình dung mà chứng kiến sự việc đó.
Phỏng vấn truyền hình có 2 tầng thông tin:
+ Tầng thông tin thứ nhất bao gồm lời nói của phóng viên (các câu hỏi) và lời nói của người được phỏng vấn (các câu trả lời) thông qua đó nắm bắt được nội dung của sự kiện. Thông tin về sự kiện trong lời nói chủ yếu thông qua lời nói. Tuy nhiên trong truyền hình còn có tầng thông tin thứ hai.
+ Tầng thông tin thứ hai: đây là tầng thông tin chỉ có trong truyền hình. Thông qua phỏng vấn truyền hình không chỉ bao gồm sự kiện, nội dung mà bao gồm cả khía cạnh, thái độ biểu cảm, động tác đều được thể hiện một cách đầy đủ trọn vẹn hơn. Tiết trình của một cuộc phỏng vấn truyền hình chân thật, không bị cắt xén, sự sai lệch về thông tin giữa người phỏng vấn được giảm ở mức tối thiểu. Dĩ nhiên là trrong truyền hình, montage có thể làm cuộc phỏng vấn khác đi, nhưng nếu lạm dụng người xem dễ nhận ra sự cắt xén , xuyên tạc.
- Phỏng vấn truyền hình ở độ dồn nén cao về không gian, thời gian. Phỏng vấn truyền hình thường là nguyên bản cuộc nói chuyện thật, phỏng vấn trong báo viết hay trong phát thanh thì lại có thể dàn trải về mặt không gian và thời gian khác nhau. Điều này gây phức tạp cho phóng viên, cần chính xác cao độ, bố cục cuộc phỏng vấn phải được thực hiện ngay trước mắt khán giả. Những nhược điểm trong giao tiếp của phóng viên cũng được thể hiện rõ ràng nhất. Người trả lời phỏng vấn cũng ở trạng thái tâm lí khó khăn hơn, bị gò ép hơn về mặt thời gian, sự có mặt của các phương tiện kỹ thuật… tâm trạng căng thẳng khi biết mình đang ở trong khuôn hình, Việc chọn lựa người trả lời phải xét về cả yếu tố ngoại hình.
Ở phỏng vấn truyền hình, khả năng cắt xén, làm lại ít, bất cứ sự diễn tập nào trước đó cũng trái tự nhiên làm tổn hại đến tính chân thật của buổi phỏng vấn.
- Phỏng vấn truyền hình có khả năng tạo lập mối quan hệ mật thiết với người xem cao hơn báo viết, ít nhất là cũng tạo ra được tập thể khán giả ở mức độ nhỏ ngay tại nơi tiến hành cuộc phỏng vấn. Trong điều kiện truyền hình ở nước ta, khả năng tạo lập mối quan hệ này còn ít được vận dụng. Nhưng trong truyền hình nước ngoài, mối quan hệ này lại được sử dụng nhiều hơn.
3 . Các dạng phỏng vấn truyền hình:
Để phân loại truyền hình, người ta có nhiều cách dựa trên những căn cứ khác nhau:
- Căn cứ vào tính chất bài phỏng vấn
- Căn cứ vào lĩnh vực mà phỏng vấn đề cập tới (chính trị, kinh tế, nghệ thụât)
- Căn cứ vào vị xã hội của người trả lời (địa vị cao hay người binh thường)
- Căn cứ vào cách tổ chức quá trình diễn ra phỏng vấn (ngẫu hứng, có hẹn trước, nhiều phóng viên phỏng vấn, phỏng vấn tay đôi…)
- Căn cứ vào cách thức giao tiếp (Bằng văn bản, trực tiếp…)
Trong truyền hình có thể phân loại như sau:
Phỏng vấn biên bản:
Tiếp nhận nhưng câu trả lời của các nhân vật có thẩm quyền mà giá trị của những câu trả lời ấy như những tuyên cáo chính thức về các vấn đề chình trị, do phía công bố sắp xếp, thoả thuận trước. Một số lưu ý khi thực hiện dạng phỏng vấn này:
- Mang tính nghiêm túc, ngặt nghèo, đòi hỏi sự chính xác rõ ràng ngay cả cách ăn mặc, phong thái khi phỏng vấn cũng cần phù hợp.
- Thường diễn ra ở nơi làm việc của bản thân người trả lời.
- Phóng viên đưa ra những câu hỏi có trước, không đưa ra câu hỏi phụ, không hỏi lại, không tỏ ra tự nhiên quá đáng, không đưa ra bình luận riêng của mình trừ những trường hợp đặc biệt. Có thể đọc câu hỏi đã chuẩn bị rõ ràng mạch lạc.
- Phạm vi thời gian cũng ngạt cùng kiệt hơn,có thể có hai trương hợp: Phỏng vấn biên bản hẹn trước và phỏng vấn biên bản thực địa (phòng nghỉ san bay, cầu thang máy, trước phòng họp …).
Ví dụ: các cuộc phỏng vấn các nguyên thủ quốc gia, các Bộ trưởng ngoại giao, Thủ tướng do TTXVN thực hiện.
Phỏng vấn thời sự.
Mục đích của dạng phỏng vấn này là khai thác được thông tin cụ thể về sự kiện hay ý kiến về vấn đề cấp bách, thời sự. Người trả lời có thể là người chứng kiến hay là người có uy tín trong lĩnh vực. Câu trả lời không phải là thông cáo chính thức cho nên phong cách phỏng vấn giống cuộc nói chuyện bình thường.
Phỏng vấn điều tra.
Khác với phỏng vấn thời sự, phỏng vấn điều tra trên ruyền hình có thể bắt đầu từ một kết quả tốt hay xấu đi và ngược lại. Với loại phỏng vấn này, tác giả nêu vấn đề, sau đó bằng những cuộc phỏng vấn tay đôi, tay ba hay một nhóm ở mọi tầng lớp xã hội để làm rõ sự việc.
+ Chúng ta làm phỏng vấn điều tra khi:
Là những vấn đề mà xã hội đang quan tâm sâu sắc, vấn đề nhà ở, vấn đề lên giá xăng dầu ảnh hưởng đến đời sống xã hội …nhưng nếu như chỉ mang tính chất cá biệt thì giải quyết bằng cách khác
Những vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau, đang là mâu thuẫn gay gắt.
+ Nét khác biệt giữa phỏng vấn điều tra với các loại phỏng vấn khác là ở chỗ: trong các phỏng vấn khác, phóng viên là người khai thác thông tin, còn trong phỏng vấn điều tra, phóng viên đưa ra các quan điểm của mình, có thể tranh luận, cọ sát các ý kiến. Tuy vậy nhà báo không nên “lấp miệng” người khác bàng ý kiến của mình, phải luôn tôn trọng ý kiến của người khác như một quy tắc thu thập thông tin của chính nhà báo. ý kiến của nhà báo trong trường hợp này chỉ nên là chât xúc tác để làm rõ các ý kiến khác, các quan niệm khác làm rõ các khía cạnh của vấn đề. Không nên dành cho mình vị trí chân lý cuối cùng
+ Yêu cầu trong quá trình chuẩn bị tiến hành phỏng vấn điều tra:
Lập trường công dân rõ rệt, coi vấn đề điều tra là vấn đề lương tâm, vấn đề của chính mình. Tránh trường hợp làm phỏng vấn điều tra như để khoe trí tuệ, ngôn từ, để lên gân.
Phải nắm thật vững vấn đề, chỉ hỏi nhũng người nắm vững vấn đề
Trong phỏng vấn điều tra, có thể sử dụng các phóng sự nhỏ khác xen vào để khẳng định hay bác bỏ cấc ý kiến được trình bày trong phỏng vấn.
Phải xây dụng kỹ tiến trình phát triển của cuộc phỏng vấn điều tra, hướng phát triển, kịch tính và điểm nút của nó.
Chuẩn bị kỹ câu hỏi và lập luận của mình, những lập luận có thể có của người trả lời, có cách tiếp tục để đào sâu thêm vấn đề, phải vượt qua được vẻ bề ngoài của sự vật, phải l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status