Phát hành và các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát hành báo chí - pdf 13

Download Đề tài Phát hành và các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát hành báo chí miễn phí



MỤC LỤC
Chương I: 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC 1
PHÁT HÀNH BÁO CHÍ 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRONG SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỜ BÁO 1
1.1.1. Sự xuất hiện của báo chí trong đời sống xã hội 1
1.1.2. Mối quan hệ giữa Báo chí và Kinh tế Thị trường hôm nay 1
1.1.2.1. Báo chí trong nền kinh tế thị trường 1
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa nhà báo và độc giả trong nến kinh tế thị trường 2
1.1.2.3. Tác động của báo chí với nền kinh tế thị trường 2
II. Vai trò của công tác phát hành trong hoạt động của một tờ báo 4
Chương II: 6
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC 6
PHÁT HÀNH BÁO CHÍ 6
I. Tài chính 6
II. Nhân lực 8
Chương III 10
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TẠI BA TỜ BÁO AN NINH THẾ THỚI, THỂ THAO, TIỀN PHONG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM 10
I. BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ 11
II. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ 12
III. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XUẤT BẢN VÀ KỸ THUẬT IN ẤN NHẰM NÂNG CAO TÍNH THẨM MỸ CỦA HÌNH THỨC TRÌNH BÀY 15
IV. XÂY DỰNG MỘT “THƯƠNG HIỆU” RIÊNG CHO TỜ BÁO 19
PHẦN KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
I. SÁCH 27
II. BÁO 27
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35705/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, các toà soạn được cấp kinh phí từ ngân sách quốc gia để chi trả cho công việc in ấn, giấy, dịch vụ bưu điện. Số tiền này còn được bổ sung cho việc phát triển những cơ sở kỹ thuật của tờ báo; khối lượng của chúng được xác định bởi Chính phủ, có tính đến yêu cầu của Bộ Văn hoá-thông tin và các cơ quan có quyền sinh lợi đó là các ấn phẩm dành cho trẻ em, người tàn tật, đồng bào thiểu số…cũng như cho các báo, tạp chí văn học nghệ thuật. Trong trường hợp này, số lượng đặt mua được tính đến.
Trong các cuộc tìm kiếm nguồn vốn, các toà soạn cũng thường cố gắng để nhận được các khoản vay. Để làm được điều này cần liên hệ với ngân hàng nào đó. Với sự hỗ trợ của ngân hàng, toà soạn sẽ nhận được tiền để tiếp tục phát hành ấn phẩm cũ, thậm trí cho ra đời ấn phẩm mới. Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức mạo hiểm nếu như toà soạn không lường trước được những diễn biến sẽ sảy ra. Trong tình huống tương tự như vậy, các toà soạn vẫn có khả năng nhận được số tiền cần thiết thông qua việc tìm kiếm những nhà tài trợ. Các nhà tài trợ có thể là các công ty thông tin, công nghiệp, tài chính trong nước nhưng đó cũng có thể là những nhà tài trợ nước ngoài.
Thị trường tài chính luôn là mục tiêu chú ý đặc biệt của lãnh đạo các toà soạn. Tất cả những thay đổi ở thị trường này như: Tốc độ, mức độ lạm phát của đồng tiền, sự dao động của lãi suất ngân hàng, phần trăm tín dụng, định giá các ngoại tệ khác nhau…đòi hỏi sự nắm bắt nhanh, nếu cần thì quyết định kịp thời. Qua đó nắm bắt được xu thế phát triển để bảo vệ cho tờ báo, tạp chí khỏi những tai biến bất ngờ của thị trường tài chính và đưa ra những quyết định hợp lý đúng lúc về chỉ số phát hành của tờ báo trong từng thời kỳ. Không để xảy ra tình trạng phát hành qúa nhiều báo trong tình trạng khó tiêu thụ các ấn phẩm.
II. Nhân lực
Cơ sở sáng tạo hay nhân lực của mỗi tờ báo, tạp chí đều phụ thuộc vào tình hình của nhân tố này. Nó định ra thành phần biên tập, mức độ đào tạo chuyên môn của nhân viên, thành phần và năng lực của đội ngũ làm công tác phát hành…
* Yếu tố nhân lực có thể tạm thời chia làm ba phần:
- Phần thứ nhất (cũng là quan trọng nhất): Thị trường lao động sáng tạo-các nhà báo. Lực lượng này có ý nghĩa đặc biệt khi hình thành một tờ báo mới. Nhất thiết phải có người có chuyên môn để hình thành bộ khung ban đầu biên tập. Số lượng của nó phụ thuộc vào đặc điểm của tờ báo-tính chất, khối lượng số báo, tính định kỳ…Nhưng sự lựa chọn nhà báo cho tờ báo mới còn được xác định bởi các nhân tố như thể loại và đặc điểm của độc giả, sự đặc thù của chương trình và có nhiệm vụ. Vì vậy toà soạn cần một số lượng lao động sáng tạo nhất định có những chuyên môn báo chí khác nhau. Số lượng lao động này có thể tìm được ở trường đại học cũng như các toà soạn khác
- Phần thứ hai: của yếu tố nhân lực là các nhân viên kỹ thuật. ở trên mới chỉ nói đến bộ phận biên tập đảm bảo cho quá trình chuẩn bị và phát hành báo, tạp chí cũng như những phương tiện tạo điều kiện cho hoạt động tổ chức sáng tạo của các nhà báo. Không có sự hỗ trợ thường xuyên của chúng thì không thể phát hành báo được. Các phương tiện kỹ thuật này chiếm một phần quan trọng ở toà soạn, đôi khi chiếm hơn một phần ba ở những tờ báo lớn. Nhiều khi toà soạn còn không đủ những nhân viên chế bản có kinh nghiệm, thợ sửa bản in và cộng tác.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TẠI BA TỜ BÁO AN NINH THẾ THỚI, THỂ THAO, TIỀN PHONG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM
Nhiều năm trước đây, số lượng ấn phẩm báo chí chưa nhiều, chưa đa dạng và phong phú như hiện nay. Nhu cầu về thông tin của người dân cũng giới hạn trong một phạm vi xác định và đồng thời là do kỹ thuật in ấn khó khăn, giấy in khan hiếm nên công chúng dễ bằng lòng với số lượng thông tin ít ỏi được một số lượng hạn chế các tờ báo cung cấp. Do vậy mà số lượng phát hành của các tờ báo đều có một mức độ hạn chế nhất định và được công chúng dễ dàng chấp nhận với các hình thức cung cấp thông tin (cách phát hành) đơn điệu, ít linh hoạt.
Đất nước bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, công chúng có điều kiện tiếp cận với báo chí và các nguồn thông tin của nhiều nước khác nhau thông qua nhiều phương tiện thông tin có tính toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá thông tin ngày càng trở nên phổ biến và đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính các cơ quan báo chí trong mọi khâu, mọi cách thức tổ chức và hoạt động để có thể cạnh tranh và tồn tại được trong thị trường thông tin ngày càng khốc liệt. Các tờ báo đều đang tích cực đổi mới toàn diện để có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa diện, đa chiều, trực tiếp của công chúng nhưng hiện vẫn còn nhiều cơ quan báo chí vẫn còn chưa nhận thức được thấu đáo tầm quan trọng và các nội dung cơ bản của hoạt động phát hành đối với sự tồn tại và phát triển của tờ báo mình nên vẫn chưa có các chiến lược đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển của tờ báo.
Trong mục 2.4 của luận văn này đã nêu một cách khái quát nhất về thực trạng và các nguy cơ tiềm ẩn trong công tác phát hành của ba tờ báo An ninh thế giới, Thể thao và Tiền Phong nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. Trong chương này, tácgiả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển công tác phát hành báo chí dựa trên các kinh nghiệm khảo sát công tác phát hành tại ba tờ báo đã nêu trên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành của ba tờ báo nói riêng và của báo chí Việt Nam nói chung.
I. BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ
Việc đào tạo đội ngũ nhân viên làm công tác phát hành báo chí có tay nghề giỏi ở các cơ quan báo chí đang là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Các nhà lãnh đạo của các tờ báo cần quan tâm tới việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên phát hành để đáp ứng yêu cầu nhận thức và hoạt động thực tế của công tác phân phối sản phẩm báo chí tới công chúng.
Hiện nay, khi có sự bùng nổ thông tin và các ấn phẩm báo chí thì nhu cầu cạnh tranh giữa các tờ báo để chiếm thị phần thông tin trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi tờ báo. Nhu cầu về thông tin của công chúng hiện nay cũng không còn đơn giản và dễ dái như trước nữa. Độc giả đòi hỏi đối với các loại thông tin mà họ được cung cấp ngày càng khắt khe hơn và họ sẵn sàng quay lưng lại với các ấn phẩm không đáp ứng được các nhu cầu của họ mà một trong số các nhu cầu đó là thông tin phải dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời đến được với họ.
Chính vì vậy mà công tác phát hành cần được chú trọng đặc biệt. Hiệu quả của nó được thể hiện qua doanh số bán ra của mỗi số báo nhưng nhân tố chính đảm bảo cho hoạt động này lại chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác phát hành. Muốn đảm nhận được tốt các nhiệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status