Tiểu luận Phân tích 3 tình huống trong thực tiễn để làm rõ cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích 3 tình huống trong thực tiễn để làm rõ cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả miễn phí



DÀN Ý
 
A. Đặt vấn đề 1
B. Giải quyết vấn đề 1
I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1
1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả 1
2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 2
3) Ý nghĩa phương pháp luận 3
II) Phân tích tình huống 4
1) Tình huống 1: Vụ án hình sự: Xô xát giữa dẫn đến án mạng xảy ra tại công viên Tao Đàn - TP.HCM ngày 14/09/2008 4
2) Tình huống 2: Vụ ném bm nguyên tử kinh hoàng của Mỹ xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (1945) 6
3) Tình huống 3: Vụ việc Công ty Vedan VN thải chất thải công nghiệp độc hại trái phép ra sông Thị Vải 8
C. Kết luận 10
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35647/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

DÀN Ý
A. Đặt vấn đề 1
B. Giải quyết vấn đề 1
I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1
1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả 1
2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 2
3) Ý nghĩa phương pháp luận 3
II) Phân tích tình huống 4
1) Tình huống 1: Vụ án hình sự: Xô xát giữa dẫn đến án mạng xảy ra tại công viên Tao Đàn - TP.HCM ngày 14/09/2008 4
2) Tình huống 2: Vụ ném bm nguyên tử kinh hoàng của Mỹ xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (1945) 6
3) Tình huống 3: Vụ việc Công ty Vedan VN thải chất thải công nghiệp độc hại trái phép ra sông Thị Vải 8
C. Kết luận 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin (Bộ GD&ĐT, NXB CTQG)
2. Website Báo Công an nhân dân điện tử:
3. Website Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam:
4. Website Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở:
5. Website Báo điện tử Vietnamnet:
6. Website Báo Nông nghiệp Việt Nam: A. Đặt vấn đề
Từ thực tiễn cho thấy không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào lại không có nguyên nhân. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ tất yếu khách quan. Đó là cơ sở tìm tòi, nghiên cứu để đi đến lời giải đáp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, đời sống xã hội mà con người còn mơ hồ chưa hiểu. Do đó mói quan hệ nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù này, nhóm xin đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thông qua 3 tình huống cụ thể trong thực tiễn
B. Giải quyết vấn đề
I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó; kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng.
Nguyên nhân và kết quả không phải nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác biệt nhau vì nếu như vậy tức là ta đã hiểu nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng luôn nằm ngoài bản thân sự vật hiện tượng đó, dễ nhầm lẫn sang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, do thế giới tinh thần quy định.
Nguyên nhân và kết quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu:
- Tính khác quan: mối liên hệ nhân quả không tồn tại, phụ thuộc vào ý thức con người mà mà là cái vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, con người chỉ phản ánh mối lien hệ đó vào trong đầu óc của mình chứ không thể sáng tạo được ra nó
- Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng tồn tại đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại mà không có nguyên nhân rõ ràng, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.
- Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân và nếu được đặt trong những hoàn cảnh giống nhau thì sẽ cho cùng một kết quả như nhau, nhưng trong thực tế không bao giờ có thể xảy ra những hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau nên cùng một nguyên nhân tác động thì trong những hoàn cảnh càng ít khác nhau thì dẫn đến các kết quả càng giống nhau.
2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả và xuất hiện trước kết quả:
- Nguyên nhân và kết quả có quan hệ nối tiếp nhau về thời gian và sản sinh ra nhau. Tuy nhiên không phải cứ hai hiện tượng nối tiếp nhau về thời gian tức là có quan hệ nhân quả. Chẳng hạn như mùa thu và mùa đông, chớp và sấm kế tiếp nhau về thời gian nhưng thu không phải là nguyên nhân của đông, chớp không phải là nguyên nhân của sấm. sự tự quay quanh trục, quay quanh mặt trời và độ nghiêng không đổi của trái đất dẫn đến hình thành các mùa là nguyên nhân của mùa thu và đông, do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh truyền đi trong không khí nên ta nhìn thấy chớp trước sấm, chứ không phải mùa thu sinh ra mùa đông, chớp sinh ra sấm.
- Do phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế cụ thể mà nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp. Một kết quả có thể do nhiều nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Nếu nhiều nguyên nhân cùng chung hướng tác động thì sẽ thúc đẩy sự hình thành kết quả, còn nếu khác hướng tác động thì sẽ cản trở, thậm chí là triệt tiêu sự hình thành kết quả. Ví dụ như các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển theo cùng một định hướng, được đối xử công bằng với nhau và cùng có mục đích làm giàu cho xã hội thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, còn nếu mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lợi, thị trường thì sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của nhau và của cả nền kinh tế đất nước.
+ Nguyên nhân và kết quả có thể đổi vị trí cho nhau:
- Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng lại là kết quả trong mối quan hệ khác, và ngược lại. Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ được coi là nguyên nhân hay kết quả khi được đặt trong một hoàn cảnh, một mối quan hệ xác định cụ thể. Và trong một điều kiện nhất định, chuỗi quan hệ nhân quả là không có đầu cuối, không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc do khả năng chuyển hóa qua lại, tác động lẫn nhau của nguyên nhân và kết quả.
- Nguyên nhân tác động đến sự hình thành kết quả, nhưng sau khi xuất hiện thì kết quả cũng có thể ảnh hưởng trở lại tới nguyên nhân. Sự ảnh hưởng trở lại đó có thể là tích cực hay tiêu cực (thúc đẩy hay cản trở sự hoạt động của nguyên nhân)
3) Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại mà không có nguyên nhân, muốn tìm được nguyên nhân ấy thì phải nghiên cứu, xem xét một cách khoa học từ thực tiễn, từ trong bản thân sự vật, hiện tượng đó chứ không được nhìn một cách chủ quan, phiến diện, không được tưởng tượng ra từ đầu óc con người mà xa rời thực tiễn.
Thứ hai, nguyên nhân xuất hiện trước kết quả nên muốn tìm được nguyên nhân thì phải tìm trong những mối liên hệ xảy ra trước khi kết quả đó xuất hiện.
Thứ ba, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nhưng không phải tất cả mọi nguyên nhân đều có vai trò như nhau. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần rút ra được đâu là nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, trực tiếp, gián tiếp,…, đồng thời phải nắm được các chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó đưa ra được các biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực và triệt tiêu hay hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả tiêu cực.
Thứ tư, do kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên trong hoạt động thực tiễn cần biết tận dụng, khai thác các kết quả tích cực đã có được, dựa vào đo mà thúc đẩy những nguyên nhân phát huy tác dụng theo mục đích của con người.
II) Ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status