Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lí học trên mạng - pdf 13

Download Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lí học trên mạng miễn phí



MỤC LỤC

TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1: TỔNG QUAN VỀVĂN HỌC MẠNG .
I. Các tác giảtrên văn học mạng .
II. Khái quát nội dung văn học mạng
Phần 2: SỰPHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG
I. Nhà phê bình văn học mạng .
1. Họlà ai .
2. Nguyên nhân họcó sựquan tâm đến văn học mạng .
II. Nội dung chính của sựnghiên cứu, lí luận văn học mạng
1. Nhận xét vềnhững cây bút trẻhiện nay trên văn học mạng
2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp .
3. Các nhà phê bình không chuyên .
4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng .
TÀI LIỆU THAM KHẢO


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35695/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và kinh dị. Năm 2009, sự xuất hiện
tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” dày hơn 500 trang của Di Li được
chú ý. Rất nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng viết nhanh, lao vào một dòng văn sắp
có nguy cơ “tiệt chủng” ở Việt Nam. Di Li được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên
đặt bút viết về thể loại tiểu thuyết trinh thám kết hợp kinh dị. Hay có nhà văn trẻ
Phan Hồn Nhiên rất “được lòng” các độc giả tuổi teen khi xuất bản một series
truyện theo thể loại fantasy (một thể loại truyện kì ảo tưởng tượng) như Những đôi
mắt lạnh, The Joker, Chuỗi hạt Azoth…Nội dung đi sâu vào vấn đề tình bạn, tình
8
yêu ẩn đằng sau mỗi con chữ qua những trang văn vừa rùng mình lại thoáng chút
hồi hộp.
Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC MẠNG

I. NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC MẠNG
1. Họ là ai:
Khi nói đến cụm từ “nhà phê bình văn học”, người ta sẽ thường nghĩ đến
đó là những người chuyên đi bình luận, bình phẩm các tác phẩm văn học trong
nước và nước ngoài thông qua trang viết thường niên, và đó là những người có cái
nhìn tổng thể rất rộng và lời văn sắc bén. Nhưng đối với văn chương trên mạng, các
nhà phê bình văn học bỗng trở thành mới mẻ bởi sự phát triển của dòng văn học này
chứ đủ lâu để tồn tại các chức danh riêng cho “nhà phê bình”. Nhưng ta hãy cứ định
nghĩa “nhà phê bình văn học” rồi từ đó sẽ hiểu về “nhà phê bình văn học mạng”,
tuy rằng có thể chưa được đầy đủ cho lắm. Bằng cách thông qua câu chuyện hài
hước về một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô của đứa trẻ khi hỏi bố nó về định
nghĩa một nhà phê bình văn học, ta chợt giật mình : “Ừ nhỉ, một cách đơn giản như
vậy thôi sao, thật trẻ con!”. Đây là câu chuyện đã từng gây nhiều tranh cãi trong
giới phê bình về nội dung lạ thường của nó…
dáng tác giả của câu chuyện biếm gây dư luận một thời
Bé Chích Chòe (*) học lớp hai. Ba của Bé Chích Chòe đang đọc báo. Bé sà vào ôm
cổ Ba và ghé mắt đọc ké. Mới lẩm bẩm vài chữ, Bé hỏi Ba:
9
+ NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC là gì hở Ba ?
- Ờ ờ …
+ Là… Ờ Ờ hả Ba ?
- Không. Ba đang tìm cách trả lời cho con dễ hiểu. Ba kể chuyện này xong, con sẽ
hiểu Nhà Phê Bình Văn học là gì. Chuyện vui ở quê mình thời đánh Mỹ.
Các chú bộ đội đóng quân trong một nhà dân. Các chú đang ăn cơm chiều. Một
bạn bằng tuổi con đang chơi với em còn nhỏ. Bổng nhiên bạn ấy gọi:
+ Mạ ơi em ẻ !
- Đừng ỏm để mấy chú ăn con ! Mẹ bạn ấy trả lời.
Nghĩa là Mẹ của bạn ấy muốn nói: “Suỵt ! Các chú đang ăn cơm. Đừng gọi ầm lên
như rứa mà làm các chú ăn cơm mất ngon”.
Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng một chú trong bàn ăn nghe thế thì làm toáng lên. Chú
ấy nghĩ là Mẹ của bạn nhỏ ấy “chơi xỏ” các chú ấy bằng câu nói “đừng ỏm để mấy
chú ăn”. Rồi chú ấy nói là Mẹ của bạn ấy thiếu văn hóa, mất lịch sự, quê mùa. Chú
ấy nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” là. Vân vân và vân vân. Đó, “Nhà Phê bình
văn học” là thế con ạ.
+ A ! Con hiểu rồi. Hôm qua con nghe Ba nói với Mẹ: “chuyện bé xé ra to”. Nhà
Phê bình văn học là người hay “xé chuyện nhỏ thành chuyện to”. Đúng không Ba ?
- Ừ. Gần đúng như thế !
+ Sao lại “gần đúng” hở Ba ? Ba vừa kể sự tích ra đời của Nhà Phê bình văn học
mà ? Thế, sau đó Mẹ bạn ấy có giải thích cho chú ấy hiểu không?
- Không. “Gần đúng” là không hoàn toàn đúng y như rứa. Cô ấy không để ý vì còn
bận công việc.
Mà chú ấy cũng chỉ nói trong mâm cơm thôi. Cũng có chú hiểu ý của Mẹ bạn đó và
giải thích cho chú ấy. Chú khác thì bênh ý kiến chú kia. Rồi có chú bảo vệ ý kiến
chú này. Thế là các chú cãi nhau ỏm tỏi cho đến hết buổi tối.
+ Sao thế nhỉ ? Các chú ấy phức tạp nhỉ? Như vậy,… chuyện bé tí mà xé ra to thế
thì gọi là gì hở Ba?
10
- Gọi là “diễn đàn văn học” con ạ!
+ A ! Con hiểu rồi. Chuyện không có gì mà “cãi nhau ỏm tỏi” gọi là DIỄN ĐÀN
VĂN HỌC.
-Thế,… giờ ra chơi thỉnh thoảng con và các bạn chia hai phe cãi nhau ỏm tỏi, có
gọi là “diễn đàn văn học” được không ạ ?
- Có thể. Nhưng tụi con còn nhỏ nên người ta gọi là “diễn đàn chí chóe” của con
nít. Hôm sau ngủ dậy quên hết chuyện cũ và đến lớp lại chơi với nhau. Nhà Phê
bình văn học họ không như tụi con. Họ học nhiều, đọc nhiều nên họ nhớ dai và
không chịu thua nên cứ cãi nhau hoài. Họ cãi nhau các hội nghị chưa xong họ đưa
lên báo, lên mạng cãi tiếp.
…..
+ Sao người lớn phức tạp thế hở Ba ?
- Không phức tạp không phải là người lớn con ạ. Người lớn sợ gọi nhau là “đứa
con nít nhiều tuổi”.
….
+ Thế ngày nào các bạn con cũng cãi nhau thì sau này có trở thành “Nhà Phê bình
văn học”, không Ba ?
- Không chắc. Nhưng có thể trở thành… thầy cãi. Là Luật sư đó. Thôi, con đi chơi
đi. Ba không muốn con trở thành Nhà Triết học sớm quá !
+ Luật sư là thầy cãi. Thế Nhà triết học là gì ạ ?
- Thôi ! Thôi để Ba đọc đã. Hôm sau ba trả lời. OK? Đi chơi đi…
Chú thích (*): Bé Chích Chòe là tên biếm họa, không phải là nhân vật thật
Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn ai cũng phải phì cười vì độ hài hước
của nó. Một nhà phê bình văn học lại đem so sánh với thầy…cãi (luật sư) và là một
người chuyên đem “chuyện bé xé ra to”. Thế nhưng khi nhìn nhận vấn đề một cách
nghiêm túc, ta có thể tổng kết rằng: những nhà phê bình văn học là những người
đang ngồi trên một bàn tròn văn học để cùng bình luận, phân tích các khía cạnh
khác nhau của một tác phẩm hay nhiều tác phẩm văn học. Mỗi người sẽ có một
quan điểm khác nhau, một nhận định khác nhau, có thể đôi lúc gây ra những bất
đồng quan điểm hay đồng thuận thì nó cũng trở thành một DIỄN ĐÀN VĂN HỌC.
Các nhà phê bình văn học mạng cũng vậy. Họ cũng bình luận, bình bàn các tác
phẩm, mổ xẻ các con chữ, các tầng ý nghĩa mà nhà văn muốn nhắn gửi. Họ khác
các nhà phê bình giấy ở chỗ là họ sử dụng Internet làm công cụ trực tiếp cho các bài
11
bình luận của mình. Họ thường là những người còn rất trẻ (Trần Ngọc Hiếu, Cao
Việt Dũng, Trang Hạ, Nhà văn Ngô Thảo, Inrasara, các nhà xuất bản…) nhưng
những lời bình của họ về văn học mạng vẫn có những ý kiến khá sắc nét.
2. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng:
Văn học mạng mang đến hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó có thể là
những vấn đề khá mới mẻ mà các tác phẩm trước đây của nền văn học viết chưa đề
cập tới nhiều. Đôi khi đơn giản chỉ là những cảm xúc rất riêng của cá nhân tác giả.
Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet đã kéo theo sự phát triển mạnh
mẽ của văn học mạng trong những năm gần đây. Các tác phẩm trên mạng được
đăng tải trên các diễn đàn văn học hay những blog cá nhân, thu hút sự quan tâm của
nhiều cư dân mạng. Việc gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đã khiến cho
các tác phẩm này trở thành đề tài mới mẻ cho giới phê bình nghiên cứu nhìn nhận
và đánh giá, góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status