Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại - pdf 13

Download Đề tài Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại miễn phí



Platon mô tả linh hồn được cấu thành từ ba yếu tố: lý trí, tinh thần và dục vọng.
Trước hết, có sự ý thức về một mục tiêu hay giá trị, đây là hành vi của lý trí. Kế đến
có một lực thúc đẩy hành động, đó là tinh thần, ban đầu mang tính trung lập, nhưng
rồi ngã theo đường của lý trí. Sau cùng, có ham muốn những điều về thân xác, đó là
dục vọng. Như ông đã minh họa hình ảnh này trong quyển Phaedrus là người đánh xe
có hai con ngựa kéo, bánh xe không thể đi đâu nếu không có hai con ngựa, vì vậy cả
ba phải liên kết với nhau và làm việc chung với nhau để đạt các mục tiêu chung. Cũng
thế đối với linh hồn con người, lý trí hoạt động cùng với tinh thần và dục vọng, và tác
động trên chúng. Lý trí phải điều khiển tinh thần và dục vọng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35686/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm
tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn. “Ý niệm tuyệt đối” theo nhận xét của Lênin chỉ là một cách
nói theo đường vòng, một cách khác nói về Thượng đế mà thối. Cho nên triết học của
Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 28
Hêghen dã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu
tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa
là trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ
thống triết học duy tâm của mình, Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất,
lượng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất
đổỉ và ngược lại”, “phủ dịnh của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. Nhưng tất cả cái
đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối.
Trong hệ thống triết học của Hêgen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự
phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên phụ thuộc
vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ
nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai do tinh thần thế giới và ý niệm tuyệt đối quyết định.
Nó là một sự “tồn tại khác” của tinh thần, sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy,
ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn
cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là tinh thần tuyệt đối.
Tóm lại, Hêghen là nhà triết học biện chưng duy tâm khách quan. Là nhà triết
học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất,
tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự
nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” Tính đa dạng của thực tiễn được
ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Là nhà biện chứng,
ông đã có công nêu ra những phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng. Nhưng
phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy Mác gọi đó là phép
biện chứng lộn ngược đầu xuống đất, vì đó cũng chỉ là quy luật của sự phát triển của
“ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Mặc dù vậy, ông vẫn là người đầu tiên trình bày toàn bộ
giới tự nhiên và lịch sử dưới dạng một quá trình không ngừng vận động và biến đổi,
phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy.
K. Marxvà Ăng ghen đã phê phán một cách triệt để tính chất phản khoa học và
thần bí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêghen; đồng thời hai ông đánh giá cao
và tiếp thu “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hêghen để xây dựng và phát
triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình.
I.4.3. c. Lutvich Phoiơbăc (1804 -1872)
Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác. Công
lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghiã duy tâm và
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 29
thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật; đã giáng một
đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung.
Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo
ra, nó tồn tại độc lập với ý thức con người và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học
nào. Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự nhiên. Chống lại hệ
thống duy tâm của Hêghen - hệ thống coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần.
Phoiơbắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất nhân bản, phải kết hợp với
khoa học tự nhiên.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần
và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Mặt tích cực trong triết
học nhân bản của Phoiơbắc còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo
chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế. Trái với các
quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định
chính con người tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm
tuyệt đối. Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập
luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa
là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong
thực tế những cái đó co người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của
mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về
một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống
con người.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi
ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời
đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc
về con người và xã hội.
Công lao to lớn của Phoiơbắc còn ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Ông đã
có quan niệm đúng đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý –
hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ông đã kịch liệt phê
phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong sự phát
triển lý luận nhận thức duy vât, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những
yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 30
là hoạt động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp
và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính.
Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của
chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên
hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah loại bỏ tôn
giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Ông đã có công khôi phục
và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII.
Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen,
Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen. Cũng như các nhà triết học
giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của
ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status