Tiểu luận Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta - pdf 13

Download Tiểu luận Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
Mục lục 1
Lời mở đầu 2
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3
1. Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử 3
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3
II. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 5
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta
1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5
2. Xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 6
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
III. Ý kiến cá nhân 10
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35626/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Trang
Mục lục 1
Lời mở đầu 2
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3
1. Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử 3
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3
II. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 5
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta
1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5
2. Xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 6
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
III. ý kiến cá nhân 10
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
LờI Mở ĐầU
Làn sóng văn minh thứ ba đang đưa loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra biết bao khả năng cho con người tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá có thể được coi là một con đường như thế, đặc biệt là đối với những quốc gia mà trình độ phát triển còn hạn chế như Việt Nam.
Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước từ một nền sản xuất nhỏ lẻ. Ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp. Tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng, phong phú nhưng phân bố không tập trung, trữ lượng không lớn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn cùng kiệt nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, mà quan trọng nhất là nguồn lực con nguời. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá”.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nên em chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta”.
Em xin chân thành Thank thầy giáo Đoàn Văn Khái đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này.
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử
Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lí giải về con người.
a. Theo quan niệm của triết học phương Đông
Trong nền triết học Trung Hoa cổ, khi xét tới vấn đề bản tính con người, các nhà tư tưởng tiếp cận thực tiễn hoạt động chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận về bản tính tự nhiên của con người là Thiện - theo Nho gia và Bất Thiện - theo Pháp gia.
Ngược lại, các nhà tư tưởng của trường phái triết học ấn Đột lại tiếp cận từ sự suy tư về con người và đời người ở tầm sâu triết lí siêu hình đối với những vấn đề nhân sinh quan và rút ra kết luận về bản tính vô ngã, vô thường, hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ.
Theo quan niệm của triết học phương Tây
Các nhà triết học theo lập trường triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lí giải về bản chất con người. Họ coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên, đều được cấu tạo nên từ vật chất.
Trong khi đó, các nhà triết học duy tâm lại chú trọng hoạt động lí tính của con người. Họ lí giải bản chất của con người từ giác độ siêu tự nhiên.
Nhìn chung, các quan điểm trước Mác và ngoài macxit còn phiến diện trong phương pháp tiếp cận lí giải các vấn đề triết học về con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin về con người.
2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
a. Con người là một thực thể thống nhất giữa
mặt sinh học và mặt xã hội
Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con người là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, đặc trưng quy định sự khác biệt của con người là phương diện xã hội. Tính xã hội biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Qua đó, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống, hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội.
ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người. Mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải mang giá trị văn minh con người. Nhu cầu xã hội cũng không thể thoát li khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội.
b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà các mối quan hệ xã hội
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (Luận cương về Feuerbach - C.Mác).
Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Quan niệm này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh học ở con người.
Tóm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội diễn ra trong hiện tại và quá khứ. Con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song điều quan trọng hơn cả, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động và cải biến giới tự nhiên, tái tạo lại một thiên nhiên thứ hai theo mục đích của mình; đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử - xã hội.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là cách để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử loài người.
Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta
Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Từ quan điểm đổi mới về công nghiệp hóa - hiện đại hoá của Đại hội Đảng lần thứ VII, có thể đưa ra định nghĩa như sau: Công nghiệp hoá - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status