Vận dụng quan điểm của Mác Lênin vào Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A/ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
I/ Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
II/ Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
III/ Nội dung của TKQĐ lên CNXH
- Trên lĩnh vực kinh tế
- - Trong lĩnh vực chính trị
- - Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
- - Trong lĩnh vực xã hội

IV/ Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

B/ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1-Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
a. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
b. Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
3-Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam :
a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:
b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã:
c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế ;
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU

Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lí luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luận vận dụng của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, cách sản xuất TBCN có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đồng thời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc người bị thủ tiêu, sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội , nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay bị xóa bỏ...
Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn thấp (giai đoạn đầu) và giai đoạn sau (giai đoạn cao). Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoan sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời kỳ này ở các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước có nền kinh tế cùng kiệt nàn, lạc hậu thì thời kỳ quá độ tương đối khó khăn, phức tạp.
Ở nước ta thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1945 ở miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước hòa bình và thống nhất quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Đảng ta vẫn quyết định nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Nước ta tiến lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan, do nó phù hợp với sự phát triển chung của xã hội loài người, và trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa do đất nước ta giành độc lập dân tộc tất yếu phải đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng học thuyết C.Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau đây là bài thảo luận của nhóm 11 với chủ đề…




Dưới đây là nội dung của bài thảo luận:

A/ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
I/ Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
II/ Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
III/ Nội dung của TKQĐ lên CNXH
- Trên lĩnh vực kinh tế
- - Trong lĩnh vực chính trị
- - Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
- - Trong lĩnh vực xã hội

IV/ Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

B/ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1-Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
a. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
b. Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
3-Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam :
a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:
b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã:
c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế ;
KẾT LUẬN

Sau đây là nội dung chi tiết của bài thảo luận:



A/ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

I/ Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển. Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế lạc hậu.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của chủ nghĩa xã hội. Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN cần trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau đây:
- Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần có một thời kỳ lịch sử nhất định.
- Hai là, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật đó cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình CNH tiến lên CNXH , TKQĐ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành CNH XHCN.
- Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự phát triển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội XHCN, do vậy cũng cần có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.
- Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần có thời gian để giai cấp CN từng bước làm quen với những công việc đó.
TKQĐ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, TKQĐ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở mức độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì TKQĐ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội

II/ Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là chuyên chính vô sản. Nghĩa là giai đoạn: giai cấp vô sản bao gồm giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động,sau khi giành chính quyền ,sẽ tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất từ giai cấp tư sản đã bị đánh bại,không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.Xóa bỏ triệt để tàn dư phong kiến,tích lũy cơ sở vật chất để xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng những biện pháp chuyên chính vô sản.Bản chất là dùng bộ máy chính quyền cưỡng bức.
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là sự khác biệt giữa học thuyết của C. Mác và của V. Lê-nin. Có thể khẳng định thời kì quá độ không có trong học thuyết C. Mác! Không ai có thể khẳng định được: Nếu C. Mác sống đến thời V. Lê-nin thì ông có đồng ý luận điểm đó không? Và có đồng ý ghép học thuyết của mình vào với học thuyết của Lê nin để gọi chung là học thuyết Mác - Lê nin, để trở thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin?
Theo Hồ Chí Minh: Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. Thực chất phát triển và cấu tạo nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới.Khi mà nhân dân ta hình thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ,so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị,kinh tế,tư tưởng-văn hóa,nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.


tmeDwp6R5I5G9ah
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status