Vận dụng mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Vận dụng mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới ở Việt Nam miễn phí



Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt coi trọng đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn thể hiện nhận thức mới của Đảng về đổi mới chính trị. Trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xác định và thực hiện đúng phương hướng đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức trong cả hệ thống và quyền làm chủ của nhân dân, khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, Đảng ta chủ trương hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng cố cơ sở xã hội của chính trị, đề cao các sáng kiến sáng tạo từ cơ sở.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35521/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, đại hội VI ( tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới cách lãnh đạo và phong cách công tác. Đại hội đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, phải nắm vững quy luật khách quan, lấy dân làm gốc
  Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những quan điểm, đường lói do Đại hội VI vạch ra là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của đất nước. Công cuộc đổi mới của Đảng ta từ sau Đại hội VI đến nay nước ta không nằm ngoài những quy luật phổ biến của phép biện chứng. Đảng ta đã vận dụng phép biện chứng vào nhận thức hiện thực xã hội, phân tích các mối liên hệ biện chứng của đời sống hiện thực, tìm ra các mâu thuẫn đó và tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới đó.
Quá trình phát triển kinh tế  - xã hội ở Việt Nam từ  khi đổi mới đến nay.
Việc Đảng ta tổng kết những bài học ở Đại hội VI, lần đầu tiên chỉ rõ sai lầm chủ quan, duy ý chí, coi thường các quy luật khách quan dẫn tới làm sai, làm hỏng và phải sửa chữa trong các chính sách xây dựng kinh tế, phát triền văn hoá có ý nghĩa tự giải phóng và mở đường cho sự phát triển mới rất to lớn.
Trên thực tế, đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có một sự tương đồng về hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa như”Chính sách kinh tế mới của Lênin” (NEP). Với đổi mới, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã ngày được xác định rõ hơn. Nó thấm nhuần quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển.  
  2.2.1.  Mối quan hệ giữa lý  luận và thực tiễn trong đổi mới về kinh tế
      2.2.1.1. Về các thành phần kinh tế  và các chủ thể  kinh tế thị trường.
      Đổi mới về mối quan hệ giữa củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng sản xuất - một trong những căn cứ quan trọng cho sự đổi mới tư duy về cấu trúc nền kinh tế (cấu trúc sở hữu và các thành phần kinh tế ).
      Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là  hai mặt thống nhất của cách sản xuất, trong đó, mỗi mặt có vị trí và tác động không giống nhau. Lực lượng sản xuất là mặt động nhất, cách mạng nhất và giữ vị trí quyết định đối với quan hệ sản xuất. Mối quan sản xuất được thiết lập thích ứng với trạng thái, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ giữ vai trò mở đường tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, do đó, không thể nóng vội thiết lập quan hệ sản xuất mới khi chưa tạo ra được lực lượng sản xuất mới và cũng không thể tuỳ tiện xoá bỏ quan hệ sản xuất hiện có khi nó còn tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
      Như  vậy, từ chỗ chủ trương xây dựng quan hệ  sản xuất phải đi trước để mở đường, thúc  đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, chúng ta đã nhận thức lại yêu cầu củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, để giải phóng sức sản xuất, đã khẳng định thước đo của đổi mới là thực tiễn: sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố. Đã khẳng định mục tiêu đúng đắn của đổi mới, hoàn thiện quan hệ sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo sự lực thu hút mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển.
Về vấn đề sở  hữu.
      Trước đây, trong xây dựng quan hệ sản xuất chỉ chú  trọng quan hệ sở hữu mà mấu chốt là  cải biến chế độ sở hữu cá thể và  chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa. Đổi mới yêu cầu phải chú trọng cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới bao gồm ba mặt: xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ coi các hình thức sở hữu tồn tại biệt lập trong từng thành phần kinh tế đến chỗ coi các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình đa dạng, đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu.
      Quan niệm về sở hữu cũng có những đổi mới rất căn bản, từ chỗ chỉ nhìn nhận  đối tượng sở hữu về mặt hiện vật, tiến  đến chú trọng đối tượng sở hữu về mặt giá trị và sở hữu trí tuệ; có sự phân định và ngày càng làm rõ quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, đặt cơ sở quan trọng cho việc phân định trong mối quan hệ giữa quyền chủ sở hữu và quyền tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.
      Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII (1994) nhận thức về khả năng và sự cần thiết tách bạch quan hệ quản lý kinh doanh từ chủ thể sở hữu là Nhà nước đã được phát triển thêm một bước không chỉ trong quan hệ đất đai mà còn mở rộng ra các tài sản khác mà Nhà nước quản lý, từ đó đã phân biệt rõ sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Phát triển sở hữu nhà nước để bảo đảm vai trò điều tiết kinh tế - xã hội có hiệu quả cao, chuyển một bộ phận tài sản do nhà nước quản lý cho các chủ thể khác sử dụng với mục đích kinh doanh dưới các hình thức: giao quyền sử dụng lâu dài (đất đai, rừng..), cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ), liên doanh; góp cổ phần…
      Đại hội IX đã xác định ba hình thức sở hữu tồn tại căn bản trong nền kinh tế nhà nước, bao gồm sở hữu toàn dân; sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Nhà nước chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và nước ngoài. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.
      * Về các thành phần kinh tế
      Đại hội lần thứ VI của Đảng trên cơ sở vận dụng quan điểm của Lênin về chính sách kinh tế mới, về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong chế độ dân chủ mới có năm loại hình kinh tế khác nhau và xuất phát từ thực tiễn 10 năm tìm tòi, thử nghiệm ở nước ta. Đảng đã xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Các thành phần đó là:
      Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status