Tiểu luận Cách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng, giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp - pdf 13

Download Tiểu luận Cách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng, giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp miễn phí



Xã hội loài người là một bộ phận đặc biệt của thế giới vật chất, tuân theo những quy luật tồn tại và phát triển của riêng mình. Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Con người sở dĩ phát triển vượt bậc so với các loại động vật khác là do sự kết hợp giữa các tố chất riêng của loài người, kết hợp với lao động thực tiễn mà từ từ nâng cấp mình lên. Cùng với sự sáng tạo không ngừng, lao động, sản xuất vật chất là lực lượng chủ yếu và quyết định làm cho xã hội phát triển tiến lên từ thời đại nguyên thủy đến ngày nay. Phải chăng, hoạt động sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có ở con người và của xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sang tạo. Theo Ph.Ăngghen :”Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ : loài vật cùng lắm là chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất”


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35568/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

“Phép biện chứng là là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng là môn khoa học nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của loài người và tư duy” V.I Lenin viết ”Phép biện chứng, tức là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng.
Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Theo Ph.Ăngghen, “ Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thong qua những mặt đối lập, tức là những mặt thong qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng từ mặt này đến mặt kia, tương tự với hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên”.
Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật:
Sự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Đây là những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất. Các phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng là sự cụ thể hóa các nguyên lý trên. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật cơ bản, đó là nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật. Ph.Ăngghen nhấn mạnh ”Vậy là từ trong lịch sử của tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác ngoài những quy luật chung nhất của giai đoạn phát triển lịch sử ấy, cũng như là bản thân của tư duy”
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dung để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nêntuyệt đối hóa mối lien hệ nào và cũng không nên tách rời mối lien hệ này khỏi mối liên hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong biến đổi và phát triển của chúng.
Nghuyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới bằng những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn trong thế giới khách quan,tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có nhiều hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nguyên lý về sự phát triển :
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùt tương đối trong sự phát triển.
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổ chức, cách vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến rất đa dạng. Từ nguyên lý phát triển, con người có thể rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn.
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:
Các mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng được phép duy vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như: cái riêng - cái chung, tất nhiên - ngẫu nhiên, bản chất - hiện tượng,nguyên nhân - kết quả, khả năng – hiện thực, nội dung – hình thức…Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội. Các phạm trù cái riêng - cái chung - cái đơn nhất, tất nhiên – ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng là cơ sở của phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống. Các phạm trù nguyên nhân - kết quả, khả năng - hiện thực là cơ sở phương pháp luận để chỉ ra mối liên hệ và phát triển giữa các sự vật, hiện tượng là một quá trình. Các phạm trù nội dung - hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của phương pháp nhận thức và thực tiễn.
Cái riêng , cái chung và cái đơn nhất:
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác,; phân biệt chỗ giống nhau và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến chỗ phân biệt cái riêng-cái chung. Cái riêng là ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status