Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại - pdf 13

Download Luận văn Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại miễn phí



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
Trang
1.Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG HOA
THỜI KỲ CỔ ĐẠI
1.1. Thời kỳ Ân Thương – Tây Chu
1.1.1. Triều Hạ
1.1.2. Triều Thương
1.1.3. Triều Tây Chu
1.2. Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc
1.2.1. Thời kỳ Xuân Thu
1.2.2. Thời kỳ Chiến Quốc
Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI
2.1. Quan điểm về con người thời Ân Thương – Tây Chu
2.2. Quan điểm về con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc
2.2.1. Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người
2.2.2. Quan điểm của Đạo gia về vấn đề con người
2.2.3. Quan điểm của Pháp gia về vấn đề con người
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35566/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

số vấn đề lí luận cơ bản như nhân tính là gì? Có nhân tính
chung không? Nhân tính có thể cải biến không? Những câu hỏi này thúc đẩy
hậu thế thâm nhập tìm hiểu giải đáp.
Kế thừa và phát triển quan niệm về Tính của Khổng Tử, từ thời Chiến
Quốc về sau, vấn đề Tính mới thực sự được các nhà Nho quan tâm với những
quan niệm khác nhau. Có người cho rằng bản tính con người vừa thiện vừa ác. Lại có người cho rằng, bản tính con người không thiện cũng không ác...Song
nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau về Tính của Mạnh Tử và Tuân Tử.
Mạnh Tử (371 – 289 TCN) tên là Mạnh Kha, tự là Tử Du, người gốc
nước Trâu, là người theo phái Nho gia của Tăng Tử nước Lỗ. Ông thuộc về
dòng công tộc Mạnh Tôn, cha là Khích Công Nghi, mẹ là Cừu Thị. Khi ông
lên ba tuổi thì cha chết, được mẹ nuôi dưỡng giáo dục lễ nghĩa rất chặt chẽ. Có
thể nói ông là người đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học
của Khổng Tử. Mạnh Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, vấn đề
nhân tính một cách có hệ thống và cụ thể.
Cũng như Khổng Tử và Khổng Cấp, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của
con người là do trời phú. Nhưng khác với họ, Mạnh Tử lại khẳng định rằng,
cái bản tính của con người vốn thiện. Vì vậy tư tưởng nổi bật nhất trong triết
học của Mạnh Tử là vấn đề triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học
thuyết về “Tính thiện”. Học thuyết này của Mạnh Tử vừa là nền tảng của
chính sách trị nước theo chủ nghĩa “nhân chính”, vừa là căn cứ để ông đấu
tranh chống lại các quan điểm tư tưởng của các học thuyết đối lập đương thời.
Ở Trung Quốc đương thời, bàn về bản tính con người, ngoài thuyết của
Mạnh Tử còn có ba học thuyết khác với những quan điểm hoàn toàn trái
ngược nhau:
Thuyết thứ nhất cho rằng “Bản tính của con người có tính thiện, có
tính bất thiện. Cho nên khi vua Nghiêu làm vua thì lại có kẻ thất đức như
Tượng làm tôi. Khi Cổ Tẩu làm cha lại có bậc hiền như ông Thuấn làm con.
Nay nếu cho bản tính người là thiện, ắt các trường hợp trên đều sai cả sao?”
[5, 217].
Thuyết thứ hai nói: “Tính của người ta có thể khiến cho làm điều thiện,
có thể khiến cho làm điều bất thiện. Cho nên, vua Văn, vua Vũ là vua nhân
đức mà thịnh thì dân ưa làm điều thiện, vua U, vua Lệ là vua bạo ngược nổi
lên thì dân ưa làm điều tàn bạo” [5, 217].
Thuyết thứ ba, thuyết của Cáo Tử lại cho rằng: “Bản tính con người ta
không thiện cũng không bất thiện”, “sinh hoạt ở đời là tính – sinh chi vị tính”.
Cáo Tử nói: “Tính như cây kỷ, cây liễu, nghĩa như cái chén, cái thìa. Đem cái
tính tự nhiên của con người ta uốn nắn mà làm điều nhân nghĩa cũng như đem cây kỷ, cây liễu đẽo gọt mà cái chén cái thìa vậy”. Cáo Tử lại ví: “Tính tự
nhiên của con người ta như nước chảy, khiến chảy về phía đông thì chảy về
phía đông, khiến chảy về phía tây thì chảy về phía tây. Tính người không phận
biệt thiện hay bất thiện cũng như nước không phân biệt phía đông, phía tây
vậy” [5, 218].
Mạnh Tử bác bỏ tất cả những quan điểm ấy, theo ông bản tính con
người là thiện, nó là bản nguyên tinh thần, vốn có của con người do thiên lý,
trời phú cho con người.
Nhưng tại sao bản tính con người là thiện và tính thiện ở đâu mà có?
Mạnh Tử lý giải:
Tính thiện của con người được thể hiện qua bốn đức tính lớn là: nhân,
nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn đó bắt nguồn từ Tứ đoan: Lòng trắc ẩn (biết thương
người), lòng tu ố (biết thẹn), lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi
(biết phân biệt phải trái). Đây là những đoan mà con người bẩm sinh ra con
người đã có. Tứ đoan là bốn đầu mối của thiện gọi là thiện đoan. Thiện đoan
là cái chất cố hữu của con người như mần cây vốn có trong hạt, như thân thể
vốn có tứ chi. Nếu con người biết nuôi dưỡng thiện đoan thì thành thánh nhân
không khó, còn nếu con người đánh mất thiện đoan, để nó mai một, suy tàn thì
con người trở nên nhỏ nhen, không khác gì cầm thú. Ông cho rằng “Người ta
ai cũng có lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi. Không có lòng
trắc ẩn không phải là người, không có lòng tu ố không phải là người, không có
lòng từ nhượng không phải là người, không có lòng thị phi cũng không phải là
người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đâu mối của nghĩa, lòng
từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của trí. Người ta có
bốn đầu mối đó như là có tứ chi. Có bốn đầu mối ấy mà biết khếch sung ra thì
như lửa bắt đầu cháy, như suối bắt đầu chảy, mỗi ngày một lớn ra, mạnh thêm
lên. Không biết khếch sung ra thì dẫu việc như thường như thờ cha mẹ cũng
không làm được” [5, 220].
Bản tính con người là thiện vì “tính là cái chung, cái bản chất của một
loài. Loài người có nhiều điểm giống nhau, trước hết là tài chất, là bản năng
thiện do trời phú. Sau đó các quan năng để nhận biết tốt xấu, thị phi…Với tài
chất và quan năng ấy, ai ai cũng có sẵn mần thiện và đều có thể trở thành thiện. Mạnh Tử cho rằng: “Phàm những vật đồng loại đều mang một bản chất
giống nhau. Tại sao đối với con người, người ta lại nghi ngờ điều đó? Các bậc
thánh nhân và chúng ta đều đồng loại…Đồng nhau ở chỗ nào? Ấy là chỗ hợp
với lý, với nghĩa vậy. Thánh nhân là người biết trước được cái tâm của mọi
người đồng nhau đấy thôi. Cho nên lý và nghĩa làm cho tâm ta ưa thích cũng
giống như món ăn thịt người làm cho ta ưa thích vậy” [27, 164].
Xét về cái miệng đối với mùi thức ăn, thì mọi người đều nếm và thích
như nhau cả. Nếu cái miệng của Dịch Nha – một đầu bếp nước Tề có tài nấu
ăn, đối với vị ngon mà không giống như mọi người, tựa như giống chó và
giống ngựa, không đồng loại với con người, thì sao đối với vị ngon của thức
ăn thiên hạ lại đều công nhận rằng Dịch Nha là người khéo nấu ăn. Đối với vị
ngon mà thiên hạ đều theo Dịch Nha là vì cái miệng của thiên hạ thích vị ngon
ai cũng như ai.
Cái tai nghe cũng vậy. Thiên hạ đều công nhận rằng ông Sư Khoáng –
quan đầu sở âm nhạc nước Tấn, là một người có tài tấu nhạc giỏi nhất, đó là
do tai của con người ta ai cũng như ai.
Cái mắt nhìn cũng vậy. Đẹp như Tử Đô nước Trịnh thì thiên hạ ai
chẳng đánh giá là đẹp. Người mà cho Tử Đô là không đẹp tất là những kẻ không có
mắt. Cho nên nói rằng, miệng đối với vị ngon đều thích như nhau, tai đối với
tiếng hay đều nghe như nhau, mắt đối với sắc đẹp thì đều thấy như nhau. Thế
mà cái tâm của người ta lại không giống nhau là cớ sao? Những cái mà tâm
người ta đều thích như nhau là những cái gì? Đó là lý và nghĩa. Thánh nhân là
bậc đã tìm được trước ta những cái mà tâm của ta đều thích. Cho nên lý và
nghĩa làm cho ta thích cái tâm của ta, cũng như thịt giống thú ăn cỏ, ăn lúa làm
cho thích cái miệng của ta vậy” [5, 223].
Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện vì trong mỗi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status