Tiểu luận Minh triết của đời thường - pdf 13

Download Tiểu luận Minh triết của đời thường miễn phí



Khi nói tới sự khác biệt giữa văn hóa đông - tây người ta thường hay khái quát “đông chủ toàn - tây chủ biệt”. Cái sự chủ “biệt” của văn hóa phương tây thì sinh ra cách tư duy lý tính, logique, khúc triết, thiên về đào sâu, phân tích sự vật. Kết quả là nền văn minh tây phương đã đạt được những thành tựu khổng lồ, đặc biệt là trong công cuộc chinh phục tự nhiên (ngoại vật). Tuy nhiên, tính chất vật chất - máy móc, mạnh mẽ, quyết liệt của nó, đã khiến cho nền văn minh này tha hóa trong sự ngạo mạn của khoa học tự nhiên với những hệ lụy thật khủng khiếp, cụ thể là: Nhiều triệu ha rừng đã bị phá trụi, nhiều triệu ha đất đai đang bị sa mạc hoá, Mà căn nguyên sâu sa là việc chúng ta phá hỏng hệ sinh thái của thiên nhiên, bằng nhiều triệu tấn khói thải, đang ngày đêm khoan thủng tầng Ô-giôn (o3) gây ra những hệ luỵ tất yếu như: Hiệu ứng nhà kính, băng tan mũ cực.v.v.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35559/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Minh triết của đời thường
Nếu triết học là thứ gia bảo trân quí giành cho các học giả thông thái truy tìm các câu hỏi về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận về sự vật hiện tượng, thì minh triết là của đời thường, của quảng đại chúng sinh. Duy danh định nghĩa bất kỳ một sự vật hiện tượng nào luôn luôn là một sự khó “vật phải có tên”. Quán tính tư duy đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Theo lối kinh nghiệm, dường như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu trả lời tùy theo các cách tiếp cận khác nhau. Đó là một thực tại tối hậu của đời sống? một suối nguồn của tư tưởng, hay chân lý của chân lý v.v... Nếu bằng lòng với cách minh giải theo lối chiết tự, thì minh triết là một cái nhìn thông thái, sáng suốt về đời sống. Tư duy khái niệm sẽ lập tức lên tiếng, đòi hỏi sự phân tích về các khái niệm “thông thái” “sáng suốt”, nếu tiếp tục, đương nhiên, chúng ta sẽ phải tham gia vào trò cút - bắt không tiền khoáng hậu với những danh từ, tính từ những khái niệm hàn lâm. Đó quả là một thực tế đầy mâu thuẫn, bởi trong khi thực hiện thao tác đó thì dường như chúng ta lại đang đi ngược lại lời dạy của một bậc thánh triết phương đông là Lão Đam tiên sinh,“đạo khả đạo, phi thường đạo - danh khả danh, phi thường danh - vật có thể gọi ra tên thì đâu còn là nó nữa”. Ảnh: Gettyimages Ngôn ngữ, trong rất nhiều trường hợp rất hữu dụng thì cũng có khi nó lại tỏ ra bất lực ngay ở chức năng mô tả thông thường nhất. Song, vấn đề ở đây lại không phải nằm ở ngôn ngữ. Mà ở phương pháp luận, bởi nếu tiếp tục khai triển theo những hướng đó, e càng ngày chúng ta càng xa rời cái đích minh triết mà chúng ta đang tìm kiếm. Trường hợp thứ nhất, nó sẽ bị tư duy tư biện của triết học làm khô đét đi trong một cuộc tìm kiếm khôn cùng với mê hồn trận các thuật ngữ và trường hợp thứ hai trở lại với trạng thái uyên nguyên “vô danh, vô hình, vô thủy, vô chung” theo lối bản thể luận. Cả hai trường hợp trên, ngẫm cho cùng, đều ít nhiều mang trong nó một tinh thần “phi minh triết”. Vậy minh triết là gì? Theo tôi, minh triết là một trạng thái hợp lý của đời sống, diễn tả theo một cách khác thì nó nằm ở giữa chân lý và phi lý Khổng Tử nói: “một bậc minh triết thì vô ý”. Theo tinh thần này thì mọi sự thái quá hay bất cập đều xa lạ với tinh thần minh triết. Cũng theo tinh thần này, thì nếu triết học là thứ gia bảo trân quí giành cho các học giả thông thái truy tìm các câu hỏi về bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận về sự vật hiện tượng, thì minh triết là của đời thường, của quảng đại chúng sinh. Nó giúp cho cái thực tại siêu việt vượt qua tầm kiểm soát của ngôn ngữ trở về dưới hình dạng chất phác giản dị. Nó như một thái độ sống, cẩn mực, khoan hòa, thuận thảo, trên hợp với lẽ trời, dưới thuận lòng người. Nó kết hợp được nghĩa lý của cả hai lẽ âm dương, cả đức kiên, cương, hoạt, mãnh của dương và đức khiêm, nhu thuận, trầm, của âm. Để tạo sinh vạn vật, để giữ cho sự vật được thái hòa giữa vũ trụ huyền vi Nó giúp cho sự vật hiện tượng trở về với chữ Hòa, vốn dĩ đã bị lãng quên từ lâu. Chúng ta đã có quá nhiều các triết thuyết, học thuyết, tư tưởng, giáo lý... nhằm giải thích, cải tạo thế giới và an ủi động viên con người. Nếu như ở cực này nó khuyên con người ta nên đặt niềm tin ở một cá thể thần thánh sáng tạo ra thế giới (ví như đạo Ki-Tô chẳng hạn), thì ở một cực khác nó lại phủ nhận tất cả những điều đó và khuyên con người trở về với cõi uyên nguyên. Trong một diễn biến khác, trong khi học thuyết xã hội này được xây dựng trên cơ sở công nhận quyền công hữu và kiên định tiên lượng viễn cảnh về một một xã hội tốt đẹp trong tương lai (CNXH) thì học thuyết khác lại bài bác nó và kiên quyết khẳng định chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (CNTB). Lịch sử tư tưởng đã có hàng nghàn năm tuổi. Đã có hàng trăm triết thuyết, học thuyết xã hội ra đời, với tham vọng giải thích và thay đổi thế giới. Nghiệt thay, song hành với tư tưởng, chiến tranh cũng đã có mặt trên hành tinh này hàng nghìn năm nay. Truy tìm đến căn cội của vấn đề, chúng ta sẽ thấy, thật phi lý, bởi dường như trạng thái hỗn loạn của thế giới này lại có một nguồn cội sâu xa chính từ sự mâu thuẫn, xung đột, bài xích lẫn nhau của các tư tưởng, triết thuyết, học thuyết xã hội kia. Những bạo chúa khét tiếng trong lịch sử loài người như: Tần Thủy Hoàng, Pol Pot, A.Hitler thì chắc hẳn là không ai không biết, nhưng ít ai để tâm rằng, đằng sau Tần vương Doanh Chính hung bạo, đốt sách, chôn học trò chính là Lý Tư, mà đằng sau Lý Tư là Tuân Khanh, cha đẻ của thuyết Pháp Gia. Ở một diễn biến khác, Pol Pot, kẻ diệt chủng cuồng bạo độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người, kẻ gây ra cái chết cho 1,7 triệu người Cambodia vào cuối thập niên 70 TKXX, lại chính là một sinh viên của trường đại học danh tiếng Sorbonne (France), từng được thụ giáo bởi nhà triết học nổi tiếng Jean Paul Sactre, và đã từng là lãnh tụ một đảng cộng sản (Khme đỏ). Trong bài báo “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler cái gì?) của Grenville Kent, trên tạp chí SIGNS of the Times của Mỹ-Úc, số tháng 10 năm 1996 (thông tin này được trích từ bài báo khoa học “Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ” của tác giả Phạm Việt Hưng đăng trên website VietSciences ngày 04/01/2007), tác giả bài báo đã chỉ ra mối liên hệ về mặt tư tưởng giữa Darwin với Hitler, qua một phát biểu của Darwin trong tác phẩm “nguồn gốc các loài” đó là “Trong một tương lai không xa lắm, có thể đo bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như sẽ tiêu diệt và thay thế các chủng tộc dã man trên thế giới”. Ảnh: Chungta.com Sẽ là võ đoán, nếu cho rằng những tư tưởng của Khổng Tử, Tuân Khanh, S.Darwin, Karx Marx v.v... có lỗi trong những tội ác của Tần Thủy Hoàng, của những lò thiêu người khủng khiếp như Auschwiz của Hitler.... Nhưng đương nhiên cũng không ai biết được điều gì xảy ra khi các tư tưởng kia, lọt vào não trái các nhà độc tài đó, và biến thành những quyết định vô nhân! Sự xảo biện của thứ ngôn ngữ quan phương chắc chắn sẽ đưa ra nhiều lý lẽ để gọi tên hiện thực trên. Song từ góc nhìn minh triết, tui xin được gọi tên hiện thực khủng khiếp đó là một hiện thực “phi minh triết”. Khi nói tới sự khác biệt giữa văn hóa đông - tây người ta thường hay khái quát “đông chủ toàn - tây chủ biệt”. Cái sự chủ “biệt” của văn hóa phương tây thì sinh ra cách tư duy lý tính, logique, khúc triết, thiên về đào sâu, phân tích sự vật. Kết quả là nền văn minh tây phương đã đạt được những thành tựu khổng lồ, đặc biệt là trong công cuộc chinh phục tự nhiên (ngoại vật). Tuy nhiên, tính chất vật chất - máy móc, mạnh mẽ, quyết liệt của nó, đã khiến cho nền văn minh này tha hóa trong sự ngạo mạn của khoa học tự nhiên với những hệ lụy thật khủng khiếp, cụ thể là: Nhiều triệu ha rừng đã bị phá trụi, nhiều t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status