Tiểu luận Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước - pdf 13

Download Tiểu luận Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước miễn phí



 
MỤC LỤC Trang
I. Đặt vấn đề 1
II. Giải quyết vấn đề 1
II.1. Một số quan điểm triết học về con người. 1
II.1.1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người. 1
II.1.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người 4
II.2. Con người Việt Nam trong lịch sử. 5
II.2.1. Điều kiện hình thành con người Việt Nam trong lịch sử. 5
II.2.2. Mặt tích cực và hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. 5
II.3. Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước. 6
II.3.1. Nghiên cứu về con người - nhiệm vụ vừa quen thuộc vừa mới lạ. 6
II.3.2. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội. 8
II.3.3. Vấn đề văn hoá của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 12
II.3.4. Nhân tố con người-nguyên nhân của thất bại, bí quyết của thành công. 16
III. Kết luận. 18
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35569/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc rằng quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của giai cấp và nhân dân lao động gắn bó chặt chẽ với nhau nên giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động không tách khỏi nhau. Như vậy, con đường đảm bảo cho sự thắng lợi của giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là cách mạng vô vản - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai capá, dân tộc với quốc tế độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Từ nhận thức ấy tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản.
Thứ ba: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện.
+ Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc.
+ Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục.
II.2. Con người Việt Nam trong lịch sử.
II.2.1. Điều kiện hình thành con người Việt Nam trong lịch sử.
Nơi khai sinh lập nghiệp của tổ tiên người Việt là một vùng đất mới được bồi đắp, một bên là núi và một bên là biển. Cho nên con người Việt Nam gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Thích ứng với nền sản xuất này là những đơn vị sản xuất gia đình và những cộng đồng làng xã. Nền kinh tế tiểu nông và kết cấu tổ chức hành chíh làng xã đã hình thành ở con người Việt Nam nhiều phẩm chất, đạo đức, năng lực, quan điểm, quan niệm và tầm nhìn tương ứng. Việt Nam là một trong những quốc gia bị nhiều thế lực lớn mạnh xâm chiếm, đô hộ, có thời gian sự đô hộ kéo dài liên tục hơn mười thế kỷ.
Từ hoàn cảnh địa lý và lịch sử giữ nước, người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới trong đó nổi lên là Trung Quốc, ấn Độ, Pháp. Các hệ tư tưởng của các dân tộc này từng là quốc giáo ở Việt Nam như Nho giáo, Phật giáo. Đầu thế kỷ XX, qua hoạt động của Nguyễn ái Quốc người Việt Nam đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập thì chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành hệ tư tưởng định hướng cho cách mạng Việt Nam.
II.2.2. Mặt tích cực và hạn chế của người Việt Nam trong lịch sử.
Mặt tích cực đó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tích thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
Những hạn chế của truyền thống dân chủ làng xã, điều này dẫn đến tư tưởng cục bộ dòng họ, làng xã tư tưởng bình quân chủ nghĩa; hay can thiệp vào cuộc sống riêng tư, thiếu tinh thần tự giác, dễ hành động tự do, tuỳ tiện.
+ Tập quán sản xuất tiểu nông dẫn đến khả năng hạch toán kinh tế kém cỏi, nặng về lợi ích trước mắt nên dễ bỏ qua lợi ích lâu dài.
+ Đề cao thái quá kinh nghiệm dẫn đến việc xem thường lý luận, xem thường tuổi trẻ, quyền lực thuộc về những người lâu năm...
+ Tính hai mặt của một số truyền thống dẫn đến sự hạ thấp nhu cầu trong khi nhu cầu là một động lực phát triển của xã hội.
II.3. Nghiên cứu về con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước.
II.3.1. Nghiên cứu về con người - nhiệm vụ vừa quen thuộc vừa mới lạ.
Hồi đầu thế kỷ, với phong trào Duy Tân, Đông Du, con người Việt Nam lần đầu tiên được đem so sánh với người phương Tây và người Đông á. Kể từ đó, cùng với sự tiếp thu và phát triển của các khoa học chuyên ngành, tri thức về con người nói chúng và về con người Việt Nam nói riêng đã được tích luỹ ngày một phong phú hơn, nhưng tản mản trong các khoa học chuyên ngành riêng rẽ như triết học và văn học, sử học và khảo cổ học, y học và dân tộc học, xã hội học và tâm lý học, đạo đức học và nhân trắc học...
Từ giữa những năm 80 (thế kỷ XX), những khó khăn khách quan do đất nước vừa trải qau thời kỳ chiến tranh kéo dài, do những bất cập của cơ chế hành chính - bao cấp và do vấp phải một số sai lầm chủ quan trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội... đã làm cho vấn đề con người, vai trò của nhân tố con người cần được nhận thức lại. Trước đó, việc quá nhấn mạnh quan điểm con người là sản phẩm của hoàn cảnh, quá nhấn mạnh lợi ích xã hội, lợi ích tập thể... đã làm cho chúng ta đôi khi vô tình không thấu hiểu được sức mạnh của nhân tố con người, không chú trọng đúng mức vai trò con người, cá nhân, lãng quên lợi ích cá nhân - những động lực quan trọng của sự phát triển.
Đổi mới nội dung, đổi mới tư duy nối riêng, đã đáp ứng nhu cầu bức thiết đó.
Kể từ khi đổi mới, con người, nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Trong "cương lĩnh xây dựng xã hội trong thời kỳ quá độ" (1991), Đảng ra xác định rõ: "vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân".
Trong "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000", tư tưởng coi con người là trung tâm của sự phát triển đã được Đảng ra chính thức ghi nhận. văn kiện viết: "Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào trị trí trung tâm... Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp".
Những tư tưởng này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến kinh tế - xã hội những năm gần đây và sẽ còn là quan điểm có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển đất nước mai sau.
Bài học của các nước trong khu vực, nhất là đối với các nước có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, tài nguyên không giàu, song bứt phá lên được do biết phát huy nhân tố con người, do biết chú trọng khai thác nguồn lực con người... đã làm cho việc đổi mới tư duy về nhân tố con người ở Việt Nam có thêm chăn cứ thực tiễn.
Trong thế kỷ XX, nhất là từ nửa sau thế kỷ, các khoa học về con người đã có bước tiến rất dài trong việc nghiên cứu con người. Nhìn lại sự phát triển của khoa học thế kỷ XX, tại Hội nghị quôc stế bàn về những vấn đề khoa học do UNESCO tổ chức tại Hung-ga-ri, tháng 6/1999 (lúc giới khoa học chưa dám nghĩ đến việc hoàn thành giải mã bản đồ gen người, 2003, Nhật Bản vô tính người 2003) cộng đồng thế giới đã ra Tuyên bố về những trách nhiệm mới của khoa học, trong đó có đánh giá r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status