Lý luận hàng hóa của C.Mác và việc nâng cao năng lực canh tranh của hàng hóa Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, trong kinh tế, có ba nhân tố tạo ra tăng trưởng, gồm vốn, lao động và công nghệ (bao gồm cả quản lý).C. Mác cũng khẳng định, con người ta, trước khi hoạt động về chính trị, đạo đức, văn học nghệ thuật và về khoa học thì phải có cái để ăn, mặc, ở và đi lại. Muốn vậy, họ phải không ngừng lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Khi xây dựng lý luận giá trị, C. Mác đã làm sáng tỏ vấn đề tri thức của con người kết tinh vào trong sản phẩm lao động. Điều này chỉ được quan tâm tới, khi con người chia tay với nền sản xuất tự nhiên mang tính chất tự cung tự cấp để chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa, với việc làm ra sản phẩm để bán. Sản phẩm lao động khi đem bán thì được gọi là hàng hóa, chúng đều do con người làm ra từ sự hao phí sức lực trong quá trình lao động. Trong nền sản xuất tự nhiên, sản phẩm làm ra là để tiêu dùng nên chưa cần tính đến sự hao phí sức lao động. Khi chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, sức lao động và sự hao phí sức lao động nổi lên như một vấn đề trung tâm. Nhờ phát minh ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C. Mác khẳng định rằng, mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Trong đó, giá trị là thuộc tính chung giống nhau của những hàng hóa có công dụng khác nhau. Bởi giá trị của hàng hóa nào cũng là số lượng sức lao động của người lao động hao phí trong quá trình lao động. Giá trị trở thành cơ sở chung để so sánh sự hình thành nên các quan hệ tỷ lệ trong trao đổi mua bán. Khi biết dùng tiền tệ làm vật ngang giá chung làm thước đo giá trị, thì trong phạm trù cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, giá trị vẫn luôn là mối quan hệ giữa phần thể lực và trí lực. Sản xuất hàng hóa đã phát triển trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, nền sản xuất hàng hóa vẫn là nền sản xuất xã hội đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới. Nền sản xuất hàng hóa đã và đang lần lượt trải qua bốn trình độ phát triển, đều lấy giá trị làm cơ sở so sánh trao đổi.Ta có thể khẳng định một điều hàng hoá trong bất kì thời kì nào hay bất kì nơi đâu đều có vai trò quan trọng không thể không có.
Từ cách tiếp cận vận dụng lý luận giá trị của C. Mác, chúng ta thấy rằng, nền kinh tế nước ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đang là nền sản xuất hàng hóa. Đó là một tất yếu khách quan. Chúng ta đang từng bước hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, mục tiêu của chúng ta là phải đưa nền sản xuất hàng hóa của nước ta đạt tới những trình độ cao hơn mà nhiều quốc gia đã đạt tới. Đó là các trình độ của nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức. Đây đều là trình độ phát triển đi lên của nền sản xuất hàng hóa, nó có chung nguồn gốc, cơ sở lý luận, nguyên lý khoa học và quy luật vận động. Để thực hiện "đi tắt, đón đầu", chúng ta vừa phấn đấu đạt tới nền kinh tế thị trường, vừa từng bước tiếp cận, xây dựng kinh tế tri thức Việt Nam. Đó là một chủ trương phát triển kinh tế biện chứng, khoa học và cách mạng, mang tính khả thi.Muốn xây dựng thành công nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, nước ta còn nhiều việc phải làm. Trong đó, Đảng ta đã xác định: Phát triển khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu; coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, để hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; chủ trương mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, biết chủ động để tranh thủ thời cơ, vượt qua nguy cơ... Tất cả những việc làm này đều lấy trí tuệ, tài năng và ý chí của con người Việt Nam làm nhân tố quyết định.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận về hàng hóa của C.Mác và năng lực cạnh tranh hàng hóa
1.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
1.1.1 Khái niệm hàng hóa
_Hàng hóa được nhìn nhận trong Kinh tế chính trị Marx - Lenin: hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động,…. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần có:
Tính ích dụng đối với người dùng
Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
1.1.2.1 Giá trị sử dụng
_Khái niệm : Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
_Đặc điểm :
+ Hàng hoá nào cũng có 1 hay 1 số công dụng nhất định. Chính công dụng đó là cho hang fhoá có giá trị sử dụng. VD : công dụng của gạo là để ăn nên giá trị của gạo là để ăn.Việc phát hiện ra giá trị sd là do tiến bộ KHKT và sự phát triển của LLSX nói chung.
+Cơ sỏ của giá trị sử dụng của hàng hoá là do n~ thuộc tính tự nhiên (lý, hoá học) của thực tế hàng hoá đó quyết định.
+gía trị sd của hàng hoá là phạm trù vĩnh viễn.
+giá trị sd của hh là giá trị sd xã hội
+---------------------- vật mang giá trị trao đổi
1.1.2.2 Giá trị: khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng

_Giá trị của hàng hoá :
Xuất phát từ phương pháp nghiên cứu: đi từ cụ thể đến trừu tượng nên muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi.
+Giá trị trao đổi : là 1 quan hệ về số lượng. là tỉ lệ theo đó 1 giá trị sử dụng laọi này được trao đổi với n~ giá trị sd loại #.VD :1m vải = 5kg thóc
Hai hàng hoá trên trao đổi được với nhau thì bản thân 2hh phải có 1 cái chung giống nhau.Nếu ta gạt bỏ giá trih sd của 2 hàng hóa đó đi thì 2 hh đó có cái chung là: đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lđ là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị hh
+Giá trị hh: là lđ xh của ng sx hh kết tinh trong hàng hoá
_Đặc điểm của giá trị :
+Giá trị hh là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sx hh
+------------ phản ánh quan hệ giữa n~ ng sx hh
+------------ là thuộc tính xh của hh
_các nhân tố ảnh hưởng
+Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
+Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hay khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
+Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.
*Kết luận:Hai thuộc tính của hàng hoá vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất. Chúng thống nhất ở chỗ: chúng cùng tồn tại trong hàng hoá, một hàng hoá phải có hai thuộc tính này, thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá. Tuy nhiên, chúng mâu thuẫn ở hai điểm: thứ nhất, về một giá trị sử dụng thì hàng hoá khác nhau về chất còn về mặt giá trị thì hàng hoá lại giống nhau về chất; Thứ hai, giá trị được sử dụng trong quá trình lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
1.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
1.2.1 Lao động cụ thể: là lđ có ích dưới 1 hình thức cự thể của 1 ngề nghiệp chuyên môn nhất định.
Những loại LĐCT khác nhau được phân biệt ở công cụ lao động và đối tượng lao động, ở phương pháp tiến hành lao động, ở mục đích và kết quả của lao động.Hình thức LĐCT có thể thay đổi tuỳ từng trường hợp vào trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và lực lượng sản xuất.
-Lđ cụ thể là cơ sở của phân công lđ xh.KHKT cang fphát triển các hình thức lđ cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú
-Mỗi lđ cthể tạo ra 1 giá trị sd nhất định
-Lđ cthẻ là phạm trù vĩnh viễn
1.2.2 Lao động trừu tượng: là lđ của ng sx hh khi đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy cái chung đồng nhất, hay nói cách # , đó là sự tiêu hao sức lđ của ng sx nói chung.
-Lđ trừu tượng tạo ra giá trị hh
- ----------------- là phạm trù lịch sử, chỉ có sx sp để bán thì lđ sx hh đó mới có tc trìu tượng.
---------------- là lđ đồng nhất và giống nhau về chất.
1.3 Năng lực cạnh tranh hàng hóa
1.3.1 Cạnh tranh về giá trị hàng hóa
*Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao.
-Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá...) hay phi giá cả (quảng cáo...).
-Năng lực cạnh tranh (NLCT) của hh là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, NLCT của hh được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.....
-Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi.
1.3.2 Cạnh tranh về giá trị sử dụng hàng hóa

L1yu7NetW2ACPi5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status