Tiểu luận Nội dung của triết học phật giáo Án Độ cổ đại và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Nội dung của triết học phật giáo Án Độ cổ đại và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần nước ta hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN B: NỘI DUNG 1
I. Khái quát về Phật Giáo
1.1 Nguồn gốc ra đời
1.2 Nội dung chủ yéu của tư tưởng Triết học Phật giáo
1.3 Sự truyền bá đạo trên thế giới
1.4 Tình hình phát triển của Phật giáo
II. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam
2.1 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam ngày nay
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35499/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trong Alaya có: Mầm phát sinh thiên sai vạn biệt, tức thế giới hiện tượng (hữu lậu) và mầm không để tâm vọng động, tức mầm đi đến giải thoát (vô lậu). Do mầm (hữu lậu) làm phát sinh ra thế giới hiện tượng, muốn giải thoát thì phải làm sinh sôi nhiều mầm (vô lậu).
+Chân như duyên khởi:
Chân như bằng chân tâm tùy duyên sinh ra vạn vật (nhất thiết duy tâm tạo). Tâm gồm có: Động – cửa của sinh diệt từ đó xuất hiện thế giới hiện tượng (vạn tượng), (chân như, chân tâm) vì duyên bởi vô minh mà vọng động, sinh ra thế giới vạn vật. Tịnh – cửa của chân như, con người đi vào Niết bàn (chân như). Như vậy, vạn vật không phải ngoài tâm mà tồn tại được.
+Lục đại duyên khởi:
Gồm 6 yếu tố không tách rời nhau: “Địa, thủy, hỏa, phong, không (sắc, vật)và thức (tâm)”. Sắc và tâm là hai phương diện của bản thể. Sáu yếu tố này liên thông, tùy duyên, kết hợp với nhau sinh ra vũ trụ, vạn vật. Còn mất chỉ là hợp tan của lục đại. Vạn vật, vũ trụ là sự hoạt động không ngừng của lục đại. Chân như và lục đại, bản thể và hiện tượng không tách rời nhau.
+Pháp giới duyên khởi:
Vũ trụ, vạn vật tự làm nhân duyên cho nhau, nương tựa tương phản, dung thông nhau mà thành lập. Pháp giới vô tận duyên khởi, trùng trùng duyên khởi.
Vũ trụ, vạn vật là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng từ vô thủy đến vô chung nối tiếp tràn lan vô cùng tận như những đợt sóng bởi vậy chúng có sinh diệt.
Tóm lại, vạn vật xuất hiện và biến đổi, theo Phật giáo, là do nghiệp, Alaya, tâm, lục đại và do bản thân pháp giới (thế giới). Có những quan điểm với những yếu tố hợp lý, nhưng nhìn chung là duy tâm thần bí. Theo Sherbatxki, có thể tóm tắt triết học Phật giáo thành hai hướng lớn sau: Hinayna (Tiểu thừa): Sautrantika (Kinh lượng bộ) và Vaibhasika (Hữu bộ), Mahayana (Đại thừa): Sunyavada (Madhyanika, không luận, trung quán luận), Yoyacara (Vijnanavada, Duy thức luận).
Có một thực thể (bản thể) nào đó tồn tại hay không? Có 3 cách trả lời:
1/ Sunyavada phủ nhận sự tồn tại cả vật chất lẫn tinh thần. Tất cả là Sunya (không).
2/ Vynanavada cho chỉ có thức (tâm, tinh thần) là tồn tại, còn vật chất là không tồn tại.
3/ Hinayana cho cả vật chất lẫn tinh thần đều tồn tại một cách thực tại. Thừa nhận tính thực tại của mọi khách thể.
Thực tại bên ngoài có nhận thức được không? Có 2 cách trả lời:
1/ Sautrantika cho có thể nhận thức được bằng suy lý.
2/ Vaibhasika cho có thể nhận thức được bằng tri giác trực tiếp.
Cách nhìn nhận của Phật giáo đối với thế giới bên ngoài có quan niệm vô thường, tức mọi cái không thường hằng mà luôn thay đổi trong từng satatsna, bởi vậy chúng là vô ngã. Điều này khiến Phật giáo nhìn nhận sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài chỉ là ảo ảnh, có đấy nhưng không thực.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu, nghèo, thọ, yểu…
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật.
Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ vốn không có tính thườn hằng, nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác – “lục tại”: địa (chất khoáng), thủy (chất nước), hỏa (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).
Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ - Dị - Diệt… (hay: Sinh – Trụ - Hoại – Không). Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi (bánh xe quay) bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất.
Thứ hai:Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống chính trị Ấn Độ cổ đại. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền của một đẳng cấp nào, dù đó là đẳng cấp tăng nữ hay quý tộc, bình dân hay tiện nô. Nhưng đó không phải kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu cứu cánh giác ngộ. Có thể, đây là lời kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng xã hội của Phật giáo, và như vậy Phật giáo thật sự là một trường phái thuộc phái “không chính thống” (tức phải cải cách) của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại.
Về cấu tạo con người trong Phật giáo có nhiều thuyết, nhưng phổ biến hơn cả là học thuyết ngũ uẩn, cho rằng con người được cấu thành từ 5 yếu tố: sắc (vật chất bao gồm tứ đại), thụ (những cái chỉ cảm tình, tình cảm, biết do cảm mà biết, tình), tưởng (biểu tượng, tưởng tượng, tri giác, ký ức, trí), hành (ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động, ý), thức (ý thức, cái biết phân biệt). Sống chết chỉ là sự hợp tan của các yếu tố. Con người là sự kết hợp động của những yếu tố động nên chúng là vô ngã.
Theo phật giáo, con người xuất hiện là do nghiệp (Karma). Nghiệp là gì? Nghiệp là luật vô hình giống như nghiện. Con người mỗi ngày hút hít một tí dần thành nghiện. Nghiệp cũng vậy, tất cả những hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ của con người mỗi ngày tích lũy một chút, dần hình thành luật vô hình – nghiệp. Nhưng trong từng satna, các yếu tố đều biến đổi, bởi vậy nghiệp còn có chức năng kết dính, kết hợp, sắp xếp các yếu tố mới lại, hình thành một sinh linh mới trong khoảnh khắc đó, thay thế cho các yếu tố cũ đã bị giải thể.
Khi còn nghiệp, con người lại phải quay trở lại để trả giá cho những hành động, hành vi, cử chỉ, suy nghĩ ở kiếp trước, tức lại phải luân hồi. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, ác giả ác bảo vần xoay. Hại nhân nhân hại, xưa nay lẽ thường. Luân – bánh xe, hồi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status