Tiểu luận Tìm hiểu xu hướng và hành vi người tiêu dùng phía Bắc về sản phẩm Bánh kẹo của Công ty Bánh kẹo Hải Hà - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu xu hướng và hành vi người tiêu dùng phía Bắc về sản phẩm Bánh kẹo của Công ty Bánh kẹo Hải Hà miễn phí



I. Nhận dạng doanh nghiệp trên các phương diện
1. Lịch sử ra đời và phát triển
2. Loại hình doanh nghiệp
3. Lĩnh vực kinh doanh
4. Quy mô và cơ cấu tổ chức
II. Mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
III. Mô tả và đánh giá tổng hợp năng lực và các điều kiện kinh doanh ở bên trong doanh nghiệp.
1. Khả năng tài chính, vốn liếng
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
3. Tình hình lao động
4. Tổ chức và quản lý
IV. Mô tả và đánh giá tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
1. Doanh số và khối lượng bán
2. Tỷ phần thị trường
3. Chi phí, thu nhập, lỗ lãi
V. Mô tả và đánh giá tổng hợp về tình hình hoạt động Marketing của doanh nghiệp thời gian qua.
1. Những vấn đề chiến lược
2. Những giải pháp về Marketing - Mix
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35471/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ản xuất kẹo nha
- Giấy tinh bột
+ Giai đoạn từ 1976 - 1985:
- Mở rộng nhà máy áp dụng thành công dây truyền sản xuất kẹo chuối xuất khẩu.
+ Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Công ty chuyên sản xuất các loại bánh kẹo như: kẹo cứng, bánh snach, cookies, bánh tươi, kẹo cao su …
Ngoài ra, Công ty bánh kẹo Hải Hà còn liên doanh với Hãng Miwon chuyên sản xuất mì chính.
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyết chức năng, bao gồm ban lãnh đạo, các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Với kiểu tổ chứ bộ máy như trên, Công ty đã phân định trách nhiệm cho từng phòng ban, giúp các phòng ban này có thể linh động và sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất. Bộ máy này được tổ chức như sau:
- Ban lãnh đạo gồm 4 người:
+ Tổng giám đốc: là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty cũng như hai Công ty liên doanh, Bộ công nghiệp và nông nghiệp.
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật - sản xuất: chịu trách nhiệm về chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất. Cụ thể là giám sát hoạt động của phòng kỹ thuật và phòng KCS, các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động; nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc; đào tạo và bồi dưỡng tay nghề.
+ Phó tổng giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Công ty, kiểm tra và giám sát phòng tài vụ.
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý nguồn nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đúng tiến độ và đạt các yêu cầu đặt ra.
- Các phòng ban trực thuộc quản lý bao gồm:
+ Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ; tính toán đề ra các định mức và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu; nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất; kiểm tra chất lượng sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới.
+ Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra quá trình chế biến đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các xí nghiệp tại Hà Nội và ngoại tỉnh: có nhiệm vụ sản xuất ra các mặt hàng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty.
+ Phòng tài vụ: đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác hạch toán kế toán và theo dõi mọi hoạt động của Công ty dưới hình thái giá trị để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào, kết quả đầu ra; đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối nguồn thu nhập đồng thời cung cấp thông tin cho Tổng giám đốc nhằm phục vụ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đầu ra, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, tổ chức marketing từ quá trình nghiên cứu, thăm dò, mở rộng thị trường, đến lập ra các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kế hoạch cho những năm sau.
+ Văn phòng: chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của phòng hành chính quản trị và phòng lao động tiền lương. Hàng tháng phải có báo cáo về hoạt động của hai phòng này.
+ Phòng hành chính quản trị: phụ trách các vấn đề về bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách, nhà ăn, y tế, bảo vệ.
+ Phòng lao động tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng cho cán bộ.
Phần II
Mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp
I. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
1. Người cung ứng nguyên vật liệu
Hàng năm, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo, do vậy có nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco, nha … Trong khi đó, thị trường trong nước mới chỉ cung cáp được một số nguyên liệu như đường, bột gạo, nha … từ các nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Công ty Cái Lân … còn phần lớn các loại nguyên vật liệu khác phải nhập ngoại và phải chịu sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi đã gây nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, Công ty đã chủ động kỹ kết hợp đồng cung ứng dài hạn với một số Công ty, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí và bảo quản đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
2.1. Thị trường trong nước.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của Công ty bánh kẹo Hải Hà có thể chia thành ba khu vực thị trường chính là thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. trong đó thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty, nhu cầu tiêu dùng tập trung cao vào mùa lạnh và các dịp lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi … còn về mùa nóng thì người ta thường ít tiêu dùng đồ ngọt hơn.
Thị trường miền Trung cũng tiêu thụ được một phần, do thu nhập của người dân thấp hơn hẳn so với hai khu vực thị trường Bắc - Nam nên có nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo ít hơn. Chủ yếu họ tiêu dùng những loại bánh kẹo chất lượng vừa phải, giá thành rẻ và họ ít quan tâm đến hình thức mẫu mã sản phẩm. Đối với thị trường này, sản phẩm được tiêu dùng nhiều nhất là kẹo sữa mềm, kẹo hoa quả, kẹo cốm, kẹo bắp, bánh cân …
Riêng ở thị trường miền Nam dân cư rất đông nhưng lượng tiêu thụ lại ít hơn so với miền Bắc và miền Trung, chủ yếu chỉ tiêu thụ được ở ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt về khả năng tiêu thụ ở các khu vực thị trường trên là do các yếu tố cạnh tranh, sự xa cách về mặt địa lý và quan trọng hơn cả là do đặc điểm, thị hiếu, tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng ở mỗi vùng lại khác nhau.
2.2. Thị trường nước ngoài
Trước đây Công ty có một thị trường tiêu thụ tương đối lớn là Liên Xô cũ và các Đông Âu. Tuy nhiên từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã, thị trường này của Công ty coi như đã bị mất. Hiện nay, Công ty chỉ mới bắt đầu thiết lập được với một số thị trường mới như: Mông Cổ, Trung Quốc …
3. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Hải Hà có một đối thủ cạnh tranh tương đối lớn là Công ty bánh kẹo Hải Châu, đây là một Công ty sản xuất sản phẩm tương tự như Hải Hà nhưng giá cả thấp hơn, do vậy đã gây không ít khó khăn cho Hải Hà. Ngoài ra, cũng ngay trên thị trường Hà Nội, Hải Hà cũng phải chịu sự cạnh tranh mãnh mẽ của nhiều Công ty khác như: sản phẩm bánh quế, kẹo cốm của Tràng An có chất lượng cao, thơm ngon, giá cả lại...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status