Tiểu luận Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay miễn phí



ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
2. Những lý luận chung về nền kinh tế thị trường
2.1. Khái niệm về kinh tế thị trường
2.2. Một số ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
2.3. Vai trò của nền kinh tế thị trường
II. Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
1.1. Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1.2. Tính XHCN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
2. Quan điểm của Đảng về quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
2.1. Quan điểm của Đảng
2.2. ý nghĩa của những quan điẻm trên
3. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1. Về mục tiêu phát triển
3.2. Nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
3.3. Trong nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo thu nhập là chủ yếu
3.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
3.5. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế mở , hội nhập
III. Thực trạng và giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
1. Thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới
2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
3. Một số hạn chế
4. Các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35436/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ều rủi ro chỉ cần sa chân một bước là mất tất cả nên khoảng cách giàu cùng kiệt ngày càng xa, sự phân hoá bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường đặc biệt khủng hoảng kinh tế chu kì, lạm phát làm nền kinh tế bất ổn.
Để phát huy những mặt mạnh và hạn chế tối đa khuyết tật của kinh tế thị trường cần có điều chỉnh thích hợp của Nhà nước, sự tác động của bên ngoài.
2.3.Vai trò của nền kinh tế thị trường
Trong lưu thông, thị trường là một trong những nhân tố của quá trình tái sản xuất xã hội, là tổng hoà các mối quan hệ mua – bán, gắn liền với nhịp thở của cuộc sống, là một khâu quan trọng quyết định hoạt động kinh tế của toàn bộ quá trình liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Muốn phát triển đất nước thì điều kiện tiên quyết là kinh tế phải phát triển nhưng để phát triển kinh tế thì việc đầu tiên chúng ta phải nhận thức đúng vai trò quan trọng của nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã biết nền kinh tế tự cung ,tự cấp kìm hãm sự phát triển của sản xuất kinh tế ,quan hệ giữa hàng hoá và tiền tệ không được coi trọng ,không đánh giá đúng vai trò của nó. Đó là, nền kinh tế khép kín mà ở trong đó lực lượng sản xuất không có khả năng phát triển, chỉ có nền kinh tế thị trường mới có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của nền kinh tế nước ta. Nó có vai trò rất quan trọng:
- Thứ nhất: Kinh tế hàng hoá phá vỡ mối quan hệ tự cung tự cấp của nền kinh tế tự nhiên, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất , tạo động lực thúc đảy lực lượng sản xuất phát triển.
- Thứ hai: Sản xuất hàng hoá phát triển tạo ra nhiều việc làm cho người lao động thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, giúp phân bổ hợp lý các nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.Vì thế phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng,cũng như lợi thế của đất nước, có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Thứ ba: Nó kích thích chức năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ bởi nền kinh tế thị trường chứa đầy những yếu tố bất ổn, rủi ro nếu như không biết dựa phân tích và đánh giá thị trường dựa vào nhu cầu tiêu dùng, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào thì chắc chắn anh sẽ bị đào thải đặc biệt sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường các chủ thể kinh tế phải không ngừng cải tiến kỹ thuật ,tạo ra các sản phảm không những đa dạng về chủng loại mà chất lượng cũng tốt đáp ứng được mhu càu của người tiêu dùng.
- Thứ tư: Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xã hội hoá cao,đồng thời chọn lọc những người sản xuất, kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế chúng ta phải coi phát triển kinh tế thị trường là một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đây là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
1.1. Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Nền kinh tế quá độ lên XHCN của nước ta đang trong quá trình chuyển biến cách mạng lên nấc thang mới tuân theo quy luật, nguyên tắc của hệ thống các nhân tố tác động bên ngoài, phát triển nền kinh tế thị trường kiểu mới, có kế hoạch, có sự lãnh đạo của Đảng , sự quản lý của Nhà nước góp phần xây dựng xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường với nền kinh tế tri thức đã có những biến đổi lớn trong hoạt động kinh tế – xã hội.
- Thứ nhất : nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao đời sống của nhân dân, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện , lấy con người là trung tâm của sự phát triển.
- Thứ hai : phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sự phong phú về hình thức sở hữu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước góp phần vào việc phân bổ hợp lý các nguồn lực kinh tế , hiệu chỉnh những sai lệch, thất bại của cơ chế thị trường.
- Thứ ba : nó thực hiện phân phối theo lao động, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong cả quá trình phát triển, tạo cơ sở để người dân tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự thống nhất, đồng lòng trong cả nước.
1.2. Tính XHCN trong nền kinh tế của nước ta
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của nước ta. Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự kết hợp của kinh tế thị trường và tính XHCN và tính chất XHCN của nền kinh tế càng ngày càng rõ nét hơn trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta được Đại hội X công nhận có 8 đặc trưng cơ bản :
- Thứ nhất : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thứ hai : do nhân dân làm chủ
- Thứ ba : có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuấ phù hợp với trình độ phát triển của lực sản xuất.
- Thứ tư : có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Thứ năm : con người được giải phóng khỏi áp bức , bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Thứ sáu ; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Thứ bẩy : Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Thứ tám : có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
Thực hiện mô hình này không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và CNXH mà là sự nắm bắt, vận dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại hiện nay, sự tiếp thu có chọn lọc các thành tựu kinh té, văn hoá của nhân loài để phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc phát triển sức sản xuất, xã hội hoá lao động, cải tiến kĩ thuật – công nghệ theo định hướng XHCN chứ không phải nền kinh tế bao cấp cũng không phải nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu TBCN và cũng chưa phải hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN bởi trong thời kì quá độ nền kinh tế của chúng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status