Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch - pdf 13

Download Luận văn Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch miễn phí



 
B. NỘI DUNG
 
Chương 1
 
MỘT VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM KINH DỊCH
 
1.1 Nguồn gốc của Kinh Dịch.
1.2 Kết cấu, nội dung của Kinh Dịch.
1.2.1 Kết cấu của Kinh Dịch.
1.2.2 Nội dung của Kinh Dịch.
1.3. Giá trị của Kinh Dịch.
 
 
Chương 2
 
TƯ TƯỞNG VỀ VẬN ĐỘNG, MỐI LIÊN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG KINH DỊCH
 
2.1 Tư tưởng về vận động.
2.1.1 Vận động của Âm- Dương.
2.1.2 Vận động trong Bát Quái.
2.2 Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến.
2.2.1 Mối liên hệ của Âm- Dương.
2.2.2 Mối liên hệ trong Bát Quái.
2.3 Tư tưởng về sự phát triển.
2.3.1 Sự phát triển của Âm- Dương.
2.3.2 Sự phát triển trong Bát Quái.
 
Chương 3
 
MỘT SỐ QUY LUẬT CHỦ YẾU TRONG KINH DỊCH
 
3.1 Quy luật mâu thuẫn.
3.1.1 Một số cặp phạm trù mâu thuẫn cơ bản trong Kinh Dịch.
3.1.2 Hình thức, nội dung mâu thuẫn trong Kinh Dịch.
3.1.3 Ý nghĩa mâu thuẫn trong Kinh Dịch.
3.2 Quy luật phản phục.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35483/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ lâu, Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ “ là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm, những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Socrate, Heraclit… ở Hy Lạp chưa được sinh ra, và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình thành.Ngay ở Trung Quốc, Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó.
Mặc cho sự thăng trầm của lịch sử, có lúc khen lúc chê, lúc thịnh lúc suy; Kinh Dịch vẫn là một sự bí ẩn kỳ vĩ, sừng sững thách đố trí tuệ của con người. Nó trải qua khói lửa bạo tàn dưới thời Tần Thủy Hoàng nổi tiếng với thái độ độc đoán cực đoan “ phân thư, khinh nho” ( đốt sách, chôn sống học trò), và qua bão táp của thời kỳ “ Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc với phong trào “ Phê Lâm, Phê Khổng”, để ngày nay giống như khi Kinh Dịch xuất hiện đến giờ, gần như nó vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển, không ngừng âm thầm cống hiến cho văn hoá Trung Quốc cũng như nhân loại.
Kinh Dịch không bao giờ bị quên lãng mà có sức cuốn hút mãnh liệt với bất cứ học giả một thời đại nào muốn tìm hiểu về nền văn hóa phương Đông, trong dòng chảy tìm về những nền văn minh cổ xưa. Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 quẻ bát quái, mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn. Một nền văn minh cổ duy nhất của thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Khi khoa học hiện đại bắt đầu nhìn lại quá khứ, những nhà khoa học trên thế giới đã xem xét Kinh Dịch với tri thức của con người hiện đại và liên hệ với những thành tựu hiện nay. Trong cuốn Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương (Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992) phần thay lời giới thiệu có tựa là “Tìm hiểu về Kinh Dịch” do ông Trần Nguyên (viết theo De R. Wilhem. Yi King, với chú thích: đăng trong “Phụ san Khoa học phổ thông” số 190, tháng 6 – 1992) đã viết : “Ngày nay người ta đã đem đối chiếu Kinh Dịch với nhiều lý thuyết triết học, khoa học Tây phương như lý thuyết về nguyên tử, thuyết sinh vật tiến hóa của Lamark Darwin, biện chứng pháp của Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của Einstein với phương trình E = mc2, lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua Kinh Dịch sẽ ước đoán để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm chứng lại. Như vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H. Poincaré đã nói: “Phỏng đoán trước rồi hãy chứng minh! tui có cần nhắc lại rằng chính như vậy mà đã có những phát minh quan trọng’’.
Quả thật hiện giờ, Kinh Dịch đang được cả thế giới chú ý. Song cách nhìn nhận Kinh Dịch có phần phiến diện, ít đề cập về mặt triết học có chăng chỉ dừng lại ở một cuốn sách bói, đề cập vấn đề đoán trong Dịch. Bên cạnh đó còn e ngại khi tìm hiểu vì cho rằng ở trong Kinh Kịch chỉ đề cập những vấn đề huyền hoặc, bí ẩn có yếu tố mê tín dị đoan như sự hình thành của Bát Quái, sự vận động của nó và nguồn gốc của Âm Dương …Song gần đây đã có rất nhiều công trình và tác phẩm nghiên cứu về mặt triết học trong Kinh Dịch. Nhưng hầu hết các công trình đó dừng lại nghiên cứu về mặt thế giới quan, còn đề cập măt tư tưởng biện chứng trong tác phẩm thì hầu như rất hạn chế, thường đề cập chung với các nội dung khác mà không có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, riêng rẽ. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tui đã chọn đề tài “ Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch” làm luận văn thạc sĩ của mình. Bởi vậy, luận văn này sẽ không trình bày toàn bộ nội dung Kinh Dịch, mà chỉ đề cập đến tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Kinh Dịch là cuốn sách cổ của Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn trong các nền văn hóa dùng chữ Hán như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapo...Ngay cả thế giới hiện nay cũng có phong trào say mê nghiên cứu Dịch. Họ hình thành nên các trung tâm nghiên cứu Kinh Dịch và hội thảo toàn thế giới về Chu Dịch. Hiện nay có hơn 3000 bộ sách chú giải về Kinh Dịch.
Ở Việt Nam qua các triều đại và các thời kì luôn có người nghiên cứu Dịch và quan tâm đến Dịch. Từ thời Lý, Kinh Dịch đã đưa vào học hành và thi cử. Nhà Nho phải am tường Nho Y Lý Số. Kinh Dịch là kinh điển quan trọng nhất đối với Nho gia trong Tứ Thư Ngũ Kinh, nên gọi là Kinh. Nó đứng đầu trong năm Kinh. Kinh Dịch còn gọi là bản Kinh, nó là tác phẩm thống nhất thiên văn, địa lý, nhạc luật, binh pháp, luật làm thơ, thuật toán, tôn giáo vào làm một... Tuy nhiên ở Việt Nam như Nguyễn Hiến Lê đánh giá “ ở nước ta chưa ai có thể gọi là nhà Dịch học được”. Song không vì thế mà phong trào nghiên cứu Dịch lại đứt đoạn. Kinh Dịch là nguồn trí thức vô tận cả về đạo trời và đạo người cho giới trí thức Việt Nam xưa.
Khác với việc nghiên cứu Dịch ở Trung Quốc, người Việt có cách hiểu và tiếp cận riêng của mình khi tiếp thu Kinh Dịch. Phần lớn nội dung bói toán, thuật số, từ ngữ, nguồn gốc của Kinh Dịch ít được chú ý, mà các nhà nghiên cứu Dịch Việt Nam thường quan tâm đến nghĩa lý trong Kinh Dịch nhằm ứng dụng về tư tưởng đạo đức hay dùng vào việc binh pháp. Chúng ta có thể nhắc đến Nguyễn Trãi với “ Quân trung từ mệnh tập”; Nguyễn Bỉnh Khiêm với “ Trung Tân quán ngụ hứng ”, “ Trịnh Phùng sấm ký”; Đặng Thái Phương với “ Chu Dịch quốc âm diễn giải”. Chỉ nói riêng nhà bác học Lê Quý Đôn, người sống ở thế kỷ 18, cũng đã để cả quyển I trong bộ “ Vân đài loại ngữ” của ông để viết về “ lý khí” một lý thuyết xuất phát từ Dịch học…
Đến thời cận đại và hiện đại Việt Nam có nhà khoa bảng Hán học kiêm chí sĩ Phan Bội Châu với “ Quốc văn Chu Dịch diễn giải” đã nói về Dịch như sau: “ Trong các triết học Đông phương, vừa tinh vi vừa thiết thực, vừa thấu lý vừa thiết dụng thời chẳng gì bằng Dịch học. Lòng u thời mẫn thế gốc ở một tấm lòng từ bi thì Dịch chẳng khác gì Phật. Tùy thời thức thế đủ trăm đường biến hóa thì Dịch có lẽ hay hơn Lão…Đã nghiên cứu Dịch học thời Phật học, Lão học cũng có thể “ nhất dĩ quán chi””.
Với Ngô Tất Tố nhà văn và dịch giả “Kinh Dịch” lại cho rằng: “ Kinh Dịch là cuốn sách lạ trong giới văn học của nhân loại. Thể tài cuốn sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét gạch ngang
( ), do một nét gạch ngang mà đảo điên xoay chuyển thành một bộ sách. Vậy mà hầu hết các chi tiết ở trong đều có thể thống nhất luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn”.
Trần Trọng Kim, nhà sử học và nghiên cứu Đạo Nho :” Dịch là sách về “ Tượng số” để bói toán xem cát hung và là sách “ Lý học”, giải thích sự biến thiên của Trời Đất và sự hành động của muôn vật, là bộ sách rất tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status