Báo cáo thực tập tại công ty ứng dụng công nghệ cao ( hitaco ) - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I
Tổng quan về Công ty ứng dụng công nghệ cao ( HITACO )

I/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty HITACO

Công ty HITACO được thành lập theo quyết định số 1611/QĐ- QP ngày 20/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tên đầy đủ : Công ty ứng dụng công nghệ cao.
Tên giao dịch : HIgh Technology Application COmpany.
Viết tắt : HITACO
Trụ sở : 108 Trường Chinh- Đống Đa- Hà Nội.

Tiền thân của Công ty HITACO là Xí nghiệp Z45, được thành lập theo quyết định số 2233/QĐ- QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Z45 là một đơn vị trong ngành đảm bảo kỹ thuật quân đội trực thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật- Bộ Quốc phòng.
Được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Z45, Công ty HITACO kế thừa mối quan hệ sẵn có của Xí nghiệp với các đơn vị trong quân đội và một số khách hàng quen thuộc khác vì vậy ngay từ khi thành lập HITACO đã có lượng khách hàng nhất định. Không những thế Công ty còn nhận được sự ưu đãi giúp đỡ của Bộ Quốc phòng về mọi mặt tạo điều kiện cho Công ty vượt qua những khó khăn ban đầu.
Như đã biết hiện nay nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp trong và ngoài quân đội là rất lớn vì vậy với chức năng xuất nhập khẩu máy móc , nguyên vật liệu ... Công ty có một thị trường rộng lớn để khai thác .
Công ty HITACO có một đội ngũ cán bộ có trình độ nhiệt tình và có trách nhiệm. Bên cạnh đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giàu kinh nghiệm (được đào tạo ở Liên Xô cũ) là những cán bộ kinh doanh trẻ , năng động, nhiệt tình . Sự kết hợp đó đã tạo cho Công ty một thuận lợi lớn trong sản xuất, kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động XNK máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành. Công ty ứng dụng công nghệ cao đã không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển ở nước ta, trên con đường phát triển của mình Công ty đã gặp không ít những khó khăn trở ngại. Nhưng giờ đây bằng những kinh nghiệm lao động sáng tạo và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, trong những năm gần đây Công ty đã giải quyết được khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và phong phú. Điều này được thể hiện qua một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong 2 năm 2000-2001.
ĐVT :1000đ
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001

1. Tổng doanh thu
20.380.840
30.645.720
2. Tổng chi phí
19.118.500
28.348.650
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.262.340
2.297.070
4. Nộp ngân sách Nhà nước
209.440
639.030
5. Thu nhập bình quân của lao động
850
900


II/Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình Công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý về nhân sự, quản lý sản xuất , kinh doanh.Cơ cấu tổ chức gồm:
ă Phòng Giám Đốc & Phó Giám Đốc : 3 người
ă Phòng Tổ chức hành chính : 9 người
ă Phòng kinh doanh tổng hợp : 12 người
ă Phòng kế toán tài chính : 4 người
ă Phòng Kỹ thuật công nghệ : 7 người
ă Xưởng chế thử : 5 người
ă Xưởng Điện - Điện tử : 11 người
ă Xưởng cơ khí : 10 người
ă Cửa hàng : 4 người

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ:Cơ cấu tổ chức Công ty HITACO



A.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc :
1- Giám đốc Công ty :
Giám đốc Công ty là người thay mặt pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên, trước Pháp luật của Nhà nước về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
1. Nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước, Quân đội để sử dụng theo nhiệm vụ của BQP. Giám đốc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
2. Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty. Trực tiếp chỉ huy phòng kế toán - tài chính và bộ phận kế hoạch.
3. Giám đốc uỷ quyền, phân công cho các Phó giám đốc giúp các mặt hoạt động khác của Công ty.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên, của BQP và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ, thường xuyên và đột xuất với cấp trên về kết quả hoạt động của Công ty.
5. Giám đốc có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trưởng phó Phòng, Ban, Xưởng sau đó báo cáo cấp trên theo quy định. Có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, CNV trong toàn Công ty.
6. Giám đốc có quyền triệu tập các Phó giám đốc, các trưởng, phó Phòng, Ban, Xưởng tường trình báo cáo một vấn đề nào đó khi thấy cần thiết.

2- PGĐ KD-XNK, nội chính:
Phó giám đốc kinh doanh XNK là người giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc KDXNK, nội chính:
1. Là người phụ trách điều hành trực tiếp về công tác kinh doanh nội địa, XNK của toàn Công


YyYA1L8hM6TaaoK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status