Tiểu luận Thực trạng khách sạn phục vụ Du Lịch ở Hà Nội - pdf 13

Download Tiểu luận Thực trạng khách sạn phục vụ Du Lịch ở Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
A . Mở Đầu 1
B .NỘI DUNG 1
I : Vài nét về Du Lịch và việc kinh doanh khách sạn phục vụ ngành Du Lịch 1
1/ . Khái niệm Du Lịch : 1
2/ .Lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động kinh tế - xã hội của Du Lịch: 1
2.1 Lịch sử hình thành : 1
2.2 Xu hướng phát triển của Du Lịch Việt Nam : 2
2.3 Tác động Kinh Tế - Xã Hội: 2
3/. Tổng quan về việc kinh doanh khách sạn phục vụ ngành Du Lịch : 3
II : Thực trạng khách sạn phục vụ Du Lịch ở Hà Nội 4
1/ Tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại khách sạn ở Hà Nội : 4
2/ Khách sạn về mặt chất lượng : 7
3/ các mặt còn tồn tại : 8
III : Đường lối mở rộng và các biện pháp nâng cao chất lượng của khách sạn phục vụ Du Lịch của Sở Du Lịch Hà Nội 10
1/ Các chính sách của Sở Du Lịch Hà Nội về phát triển du lịch : 10
2/Các biện pháp đặt ra nhằm nâng cao chất lượng của khách sạn phục vụ du lịch dưới góc độ khả năng đến hiện thực: 10
D. PHẦN CAM KẾT 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35442/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ch là ngành được tạo nên bởi nhiều doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau .Vì vậy sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường xá .công viên..) và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng ( nghẹ thuật ,lễ hội, văn hoá dân gian …)nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của tầng lớp nhân dân, của các doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư nước ngoài .Sự phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động .Hàng năm vào mùa du lịch chính xác các cơ sở kinh doanh du lịch thương tiếp nhận một lượng lớn lao động vào làm hợp đồng.Ngoài ra nó còn kích thích các ngành khác phát triển do đó còn tạo nhiều việc làm cho các lĩnh vực khác.
Sự phát triển du lịch quốc tế còn có vai trò to lớn trong việc mở rộng và củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế : việc kí kết hợp đồng trao đổi khác giữa các nước , các tổ chức và các hãng du lịch,tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch để thúc đẩy sự phát triển của những ngành này .Phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế thụ động sẽ tăng cường sức khoẻ cho người dân lao động từ đó góp phần tăng năng suất lao động xã hội
*Về xã hội :
Thông qua du lịch,con người được thay đổi môi trường,có các ấn tượng mới cảm xúc mới,thoả mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức…góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong ước mơ sáng tạo.cho kế hoạch trong tương lai của con người.
Thông qua các cuộc hành trình đến điểm du lịch mà con người hiểu biết thêm về phong tục,văn hoá,kinh tế, lịch sử…Du lịch làm giàu phong phú khả năng thẩm mỹ của con người. Do đó mà trình độ dân trí được nâng cao. Từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau.tôn trọng lẫn nhau.tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước đất nước,giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc.Thông qua các chuyến đi tham quan,vãn cảnh ,nghỉ mát… giúp người dân làm quen với cảnh đẹp,với lịch sử,qua đó thêm yêu đất nước mình. Sự phát triển của du lịch còn góp phần bảo tồn và tôn trọng và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá các danh lam thắng cảnh của địa phương đất nước ,khôi phục các làng nghề truyền thống…
3/. Tổng quan về việc kinh doanh khách sạn phục vụ ngành Du Lịch :
Mức độ khai thác các tiềm năng du lịch cũng như mức độ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kĩ thuật .Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch .Chính vì vậy ma sự phát triển của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch – khách sạn bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật .Bên trong việc kinh doanh khách sạn thường là bao gồm các công trình phục vụ cho việc ăn uống và lưu trú của khách tại điểm du lịch. Như vậy nội dung bên trong khách sạn là các toà nhà và toàn bộ hệ thống trang thiết bị trong đó .
Các toà nhà :tuỳ theo quy mô của khách sạn mà các toà nhà có thể là to nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung trong các toà nhà thường gồm có : tầng đón nhận khách, tầng ở của khách,phòng dành cho sử dụng công cộng,phòng ăn,khu vực bổ trợ và hệ thống trang thiết bị.
Trang thiết bị thường được sử dụng trong khách sạn như là :thang máy, thiết bị ghi nhận thông tin giúp cho việc dăng kí chỗ hay tình hình sử dụng buồng,máy lạnh, điều hoà nhiệt độ,thiết bị đong kho,ti vi , giường , bàn, tủ ,ghế, tủ lạnh ….
Cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống không đáp ứng nhu cầu dặc trưng cua du khách mà chỉ tạo điều kiện để thoả mãn chúng.Cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn thường có giá trị lớn,lịch sự,sang trọng,yêu cầu luôn luôn được bổ sung và đổi mới .Vì vậy mà giá trị của một công suất sử dụng bao giờ cũng rất cao.Mặt khác tính thời vụ của du lịch cũng là nhân tố gây nên giá trị cao của một đơn vị công suất sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật.Chi phí cho sự tạo ra và duy trì điều đó chiếm 1 tỷ trọng lớn trong giá thành của 1 phòng khách sạn .VD : 01 phong của khách sạn 3* chi phí xây dựng từ 60 – 90.000 USD
01 phòng của khách sạn 4* chi phí xây dựng từ 90 – 120.000 USD
01 phòng của khách sạn 5* chi phí xây dựng từ 120- 150.000 USD
Gần đây, các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đã tăng cả về công suất sử dụng buồng phòng và giá phòng. Các khách sạn đó dẫn dầu với công suất sử dụng buồng phòng lên tới trên 73,1% và mức giá phòng trung bình là 69,06 USD/phòng/đêm. Thu nhập ròng (thu nhập trước khấu hao, lãi và thuế) của các khách sạn 4 sao và 5 sao trong tổng doanh thu lần lượt là 21,1% và 37,9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 0,4% của các khách sạn 3 sao. Doanh thu từ dịch vụ phòng chiếm hơn 60% tổng doanh thu trong cả năm 2005 và 2006. Dịch vụ đặt phòng qua internet, các đại lý lữ hành và công ty du lịch cũng gia tăng, từ 44,76% trong năm 2005 lên 57,35% trong năm 2006 (tỷ lệ trong doanh thu từ bán phòng), trong khi đó đặt phòng trực tiếp giảm đáng kể từ 41,21% xuống còn 29,80%.Kết quả chỉ ra rằng Việt Nam đang trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với du khách Châu Á và Châu Âu.
Tỷ trọng khách lưu trú là người nước ngoài trong 2006 tăng mạnh 6% (từ 77% lên 81,6%). Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2006 đạt khoảng 3,6 triệu lượt, trong đó 22,7% là doanh nhân và 59,9% là khách du lịch. Đông Á vẫn là thị trường khách lớn nhất đối với ngành du lịch Việt Nam, chiếm khoảng 38%. Trong số 18 triệu lượt khách du lịch nội địa năm 2006, rất nhiều du khách đã lưu trú ở các khách sạn sang trọng. Doanh thu du lịch từ du khách nội địa trong năm 2006 đạt khoảng 2,25 tỷ đô la Mỹ. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, xu hướng xây dựng các khách sạn mới bị chững lại, điều này dẫn tới tình trạng thiếu phòng trong thời gian cao điểm ở cả Hà Nội đặc biệt là thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối năm 2006 và tình hình này vẫn đang tồn tại. Điều đó cũng cho biết xu hướng các nhà đầu tư khách sạn và các công ty đang quan tâm tới thị trường khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao. Nhóm này bao gồm tập đoàn Kingdom Hotels với khu du lịch The Raffles, tập đoàn 4 Seasons và Movenpick, Banyan Tree, Colony Resorts và Intercontinental.
Với lượng lớn tiền đầu tư tập trung vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam, trong 2 năm qua nhiều nhà đầu tư đã rót tiền vào việc chuyển nhượng, mua bán các khách sạn lớn, trong đó có Hilton, Sofitel Metropole và Guoman ở Hà Nội, The Duxton và Omni ở Hồ Chí Minh, và Furama ở Đà Nẵng.
II : Thực trạng khách sạn phục vụ Du Lịch ở Hà Nội
1/ Tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại khách sạn ở Hà Nội :
Tình hình kinh doanh khách sạn ở địa bàn Hà Nội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Du Lịch Hà Nội .
* Hệ thống kinh doanh bao gồm : Doanh nghiệp Nhà nước :75
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :17
Doanh nghiệp tư nhân :95
* Tổng số khách sạn hiện nay : 360 . Trong đó : khách sạn 5* :07
Khách sạn 4* :05
Khách sạn 3* :22
* Lữ hành : 253 đơn vị ( trong đó 92 đơn vị lữ hành quốc tế )
Hình thức bên ngoài của khách sạn quả là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status