Tiểu luận Tìm hiểu về vấn đề tín dụng ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu về vấn đề tín dụng ở Việt Nam miễn phí



Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hoá. Sự ra đời và tồn tại của nó bắt nguồn từ đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lợi đối với vốn tiền tệ tạm thời để rồi và nhu cầu vốn nhưng chưa tích luỹ kịp dẫn đến sự hình thành quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay, do đó tín dụng xuất hiện, tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế.
Tín dụng là hình thức vận động vốn tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35383/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có những giải pháp đều tiết mức thu nhập của các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện một xã hội văn minh.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường sinh thái của đất nước được chủ động bảo vệ qua các dự án đầu tư môi sinh và qua việc chấp hành một cách đúng đắn luật pháp, chính sách môi trường của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nền kinh tế có trình độ phát triển cao. Nếu như nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thấp kém thu nhập bình quân của dân cư còn thấp, không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì không thể gọi là định hướng XHCN được. Đành rằng nếu chỉ có nội dung này thì chưa đủ, bởi vì đã có nhiều nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng đó lại không phải là nền kinh tế định hướng XHCN.
Định hướng XHCN còn được thể hiện trong cơ cấu kinh tế nước ta. Để có định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo, nó cùng với kinh tế hợp tác là nền tảng của nền kinh tế.
Ngoài ra Nhà nước đầu tư phát triển các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhằm tạo ra nhiều việc làm cho dân cư và góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Các thành phần kinh tế được phát triển một cách bình đẳng với nhau. Cơ cấu kinh tế như vậy đòi hỏi phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập một cách công bằng. Ngoài tiền lương, tiền công người lao động còn được hưởng thu nhập từ các nguồn hữu sản của họ thông qua phân phối theo tài sản (hay theo vốn). Cơ cấu kinh tế mới được hình thành một phần do sự tự điều chỉnh của các quan hệ thị trường, một phần do Nhà nước điều tiết. Phát triển kinh tế nhiều thành phần sẽ tạo được môi trường cạnh tranh và huy động được tối đa những nguồn lực của xã họi vào việc phát triển kinh tế – xã hội.
Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường Nhà nước ta thực hiện vai trò “bà đỡ”, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. Vai trò được thể hiện bằng hệ thống luật pháp, bảo vệ quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội và mở rộng phúc lợi xã hội cho nhân dân.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với kinh tế quốc tế. Với xu hướng phát triển kinh tế mở, nội dung này có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập vào kinh tế khu vực và thị trường thế giời, từ đó có điều kiện tiếp thu những thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật, công nghệ thế giời, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Thị trường là gì?
Theo nghĩa ban đầu – nghĩa nguyên thủy, thị trường gắn liền với một địa điểm nhất định. Nó là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá. Thị trường có tính không gian và thời gian. Theo nghĩa này, thị trường có thể là hội chợ các địa dư hay các khu vực tiêu thụ phân theo các mặt hàng, ngành hàng.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào và phong phú; thị trường mở rộng. Thị trường hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn. Nó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm môi giới. Tại đây người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau đề xác định giá cả và số lượng hàng lưu thông trên thị trường.
Nói tới thị trường, trước hết phải nói tới các nhân tố cơ bản cấu thành thị trường đó là hàng và tiền (H và T) người mua, người bán. Từ đó hình thành các quan hệ hàng hoá - tiều tệ, mua – bán, cung – cầu và giá cả hàng hoá.
Nói tới thị trường là nói tới tự do kinh doanh, tự do mua bán, thuận mua vừa bán, tự do giao dịch. Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế bình đẳng.
Trong thực tế, người ta còn dùng rất nhiều thuật ngữ gắn liền với khái niệm thị trường như:
- Thị trường bán buôn
- Thị trường bán lẻ
- Thị trường hàng tiêu dùng
- Thị trường sản xuất
- Thị trường cung ứng
- Thị trường Nhà nước
- Thị trường tiền tệ
- Thị trường nhân lực
- v.v...
Vai trò của thị trường:
Như phần trên đã khẳng định kinh tế hàng hoá gắn liền với thị trường. Sản xuất cho thị trường. Tiêu dùng phải thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất.
Sản xuất là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động theo quan hệ tử lệ nhất định. Quan hệ tỉ lệ này tuỳ từng trường hợp vào trình độ kỹ thuật của sản xuất. Nếu kỹ thuật tiến bộ thì một lượng sức lao động nhất định sẽ vận hành được nhiều tư liệu sản xuất hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất. Thị trường chính là nơi cung cấp những yếu tố đó bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, để bán. Thị trường là nơi tiêu thụ những hàng hoá cho các doanh nghiệp. Thông qua thị trường giá trị hàng hoá được thực hiện và các doanh nghiệp thu hồi được vốn.
Như vậy, doanh nghiệp là người mua các yếu tố sản xuất và bán những sản phẩm mình làm ra. Quy mô của việc mua vào và bán ra này sẽ quyết định quy mô của sản xuất. Nếu coi doanh nghiệp như những cơ thể sống thì thị trường là nơi bảo đảm các yếu tố cho sự sống đó và cũng là nơi thực hiện sự trao đổi chất để cho sự sống tồn tại và phát triển. Trên ý nghĩa đó, thị trường chính là điều kiện và là môi trường cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại các hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng sản phẩm. Thị trường kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất và là động lực của sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, hoạt độgn kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả của sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn. Thị trường còn là nơi cuối cùng để chuyển lao động tư nhân cá biệt thành lao động xã hội.
Vai trò của ngân hàng trong việc phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Ngân hàng là một trong những chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đó là kinh doanh trên lĩnh vực thị trường vốn tiền tệ. Vì vậy phải kinh doanh có hiệu quả kinh tế phải đảm bảo lãi xuất dương nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất.
- Tích luỹ theo chủ nghĩa xã hội.
- Cải thiện đời sống cán bộ tạo đà cho ngân hàng phát triển.
Đảm bảo việc phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
- Đảm bảo đủ vốn trong huy động để cho vay phát triển kinh tế đối với mọi thành phần kinh tế.
- Tham gia quản lý vĩ mô để cùng với các thành viên trong nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế.
Ngân hàng phải chuyển đổi cơ chế hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường, cụ thể phải đổi mới trên ba mặt theo cơ chế hoạt động của ngân hàng như:
- Đổi mới tổ chức cán bộ.
- Đổi mới chính sách tiền tệ
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status