Tiểu luận Các Đảng cộng sản bảo vệ, phát triển và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học - pdf 13

Download Tiểu luận Các Đảng cộng sản bảo vệ, phát triển và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 3
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử mới 3
2. Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng ở những nước thuộc địa 4
3. Những vấn đề chiến lược, sách lược trong giai đoạn cách mạng mới 6
4. Đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân 7
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35360/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do nhu cầu thực hiện sự chuyển biến khách quan từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Cho đến nay, chủ nghĩa xã hội đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Là sự phản ánh bằng lý luận phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, mỗi bước tiến của phong trào này đều làm nảy sinh các vấn đề thực tiễn đòi hỏi được giải đáp về lý luận, đồng thời cung cấp những chất liệu mới cho sự khái quát lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự sống của chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nó.
Sau khi Lênin mất (21-2-1924), sự phát triển của chủ nghĩa xã hội bước sang một thời kỳ mới với những đặc điểm chủ yếu như: Lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học từng bước được vận dụng vào các cuộc cách mạng vô sản của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong quá trình vận dụng, một số nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học đã được điều chỉnh, hay phát triển thêm sao cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện sau một thời gian phát triển lâm vào thời kỳ thoái trào, đòi hỏi cần có sự đổi mới và nhận thức lại đối với chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới.
Với tư cách là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời là cơ sở lý luận và là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của hầu hết các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giai đoạn sau V.I.Lênin. Có thể chia quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn sau V.I. Lênin qua các thời kỳ sau đây:
- Thời kỳ thứ nhất: từ sau V.I. Lênin mất đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1924-1945)
- Thời kỳ thứ hai: từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ thứ 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối nhữn năm 90 của thế kỷ XX.
- Thời kỳ hiện nay.
NỘI DUNG
CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Sau khi Lênin mất, sự phát triển và vận dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung ở đại hội quốc tế cộng sản, ở cương lĩnh, Nghị quyết của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phát triển và vận dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau:
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử mới
Sau khi nội chiến kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô Viết đã xây dựng một đất nước từ lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh, trở thành một lực lượng chủ yếu tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phát hiệnệt, cứu loài người ra khỏi thảm họa phát xít vào những năm 40. Cùng với thắng lợi vĩ đại ấy, chủ nghĩa xã hội từ một nước phát triển ra nhiều nước, trở thành một hệ thống tác động lớn lao của chiến thắng này còn làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho nhiều nước giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Sau khi trở thành hệ thống thế giới, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đảng Cộng sản Liên Xô trưởng thành về mọi mặt, chuyên chính vô sản ở Liên Xô ngày càng được củng cố vững chắc.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, nguy cơ phát xít lên nắm quyền ngày càng tăng. Các Đảng Cộng sản thì chưa đủ mạnh để dẫn dắt quần chúng trong những trận đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít đi đến thắng lợi.
Trước tình hình đó, quốc tế cộng sản quyết định phải giúp xây dựng các Đảng Cộng sản vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin các đảng đó áp dụng học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước mình. Đảng đó phải thực sự là đảng có tính chất quần chúng. Đảng có tính chất quần chúng là Đảng mà trong bất cứ điều kiện nào (hợp pháp và không hợp pháp) cũng phải duy trì liên hệ mật thiết với các tầng lớp nhân dân đông đảo, phải là những người biểu hiện nhu cầu và nguyện vọng của họ, đảng phái chống chủ nghĩa biệt phái, và chủ nghĩa giáo điều; đảng phái có tính chất tập trung và nhất trí, lo cho phép bè phái trong hàng ngũ của mình, phải làm công tác tổ chức và tuyên truyền trong quân đội.
Quốc tế cộng sản còn chỉ rõ, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở mỗi nước, cần có sự thống nhất của giai cấp công nhân và phải có một đảng thống nhất của giai cấp công nhân, đảng đó phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
Một là, có sự độc lập hoàn toàn đối với giai cấp tư sản và khối xã hội - dân chủ, hoàn toàn đoạn tuyệt với giai cấp tư sản.
Hai là, sự thống nhất hành động phải được thực hiện trước.
Ba là, thừa nhận sự cần thiết phải dùng cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản dưới hình thức Xô - Viết.
Bốn là, không ủng hộ giai cấp tư sản trong cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.
Năm là, xây dựng Đảng trên cơ sở thiết lập chế độ tập trung dân chủ, chế độ này đảm bảo sự thống nhất ý chí hành động và đã được chứng thực bằng kinh nghiệm của những người Bôn sê vích Nga.
2. Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng ở những nước thuộc địa
Khác với các cuộc cách mạng trước đây - chỉ là sự chuyển biến từ xã hội có áp bức, bóc lột này sang xã hội có áp bức, bóc lột khác - cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự chuyển biến sang xã hội không có áp bức, bóc lột.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cao trào đấu tranh chính trị, trong đó quần chúng lao động mà lực lượng tiên phong là giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện bước quyết định tạo nên bước ngặt lịch sử - lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Chính quyền được coi là mục tiêu chính trị cơ bản của cách mạng, do đó, việc chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp cách mạng được xem như dấu hiệu kết thúc cách mạng.
Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để và lâu dài. Quá trình này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó, tự giác lãnh đạo các tầng lớp quần chúng lao động và các lực lượng tiến bộ khác, hướng sức mạnh vào lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền mới làm công cụ để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Quá trình này chỉ kết thúc khi xã hội mới được tạo lập hoàn toàn và vững chắc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa, hiểu theo nghĩa rộng, sẽ bao gồm cả một thời đại lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, và trong bức tranh toàn cảnh, là một thời đại nổi bật trong lịch sử toàn nhân loại.
Trên cơ sở phân tích sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status