Tiểu luận Phân tích quan điểm của Mác: Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích quan điểm của Mác: tui là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này miễn phí



Kế thừa những bậc tiền bối đi trước, trong đó có trường phái cổ diiển Anh Mác và Anghen đã nghiên cứu và có những đóng góp to lớn về lý luận kinh tế. Đặc biệt là việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, lĩnh vực mà các nhà kinh tế học tiền bối chưa làm được. Để thấy được vai trò tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa với việc hình thành một hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị chúng ta đi vào nghiên cứu một số lĩnh vực sau :
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35368/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Phân tích quan điểm của mác: "tui là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này"
Lời nói đầu
Trong quá trình phát triển nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, việc nghiên cứu các tư tưởng, các học thuyết kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng. Gắn liền với mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ là các quan niệm khác nhau về các quy luật chi phối nền kinh tế trong quan hệ phân phối, trao đổi hay tiêu dùng và sử dụng giá trị – phạm trù kinh tế học cơ bản trong mọi thời đại, cũng như quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình tái sản xuất giá trị, tái sản xuất của cải xã hội loài người. Để hiểu một cách đầy đủ phạm trù giá trị chúng ta phải đi vào nghiên cứu sâu quá trình sản xuất và tái sản xuất hàng hoá. Trước Mác các nhà kinh tế học đã bắt đầu đi vào nghiên cứu phạm trù giá trị hàng hóa, đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu vấn đề này nhưng vẫn chưa phát hiện được tính hai mặt của lao động sản xuát hàng hoá, vẫn coi lao động là hàng hoá và là nhân tấ tạo ra giá trị , đây là một hạn chế mà đã được Mác khắc phục, kế thừa và phát triển sau này. Chính Mác là người đã có công đầu trong việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động, ông đi vào nghiên cứu cách sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ hàng hoá và quá trình sản xuất hàng hoá giản đơn. Trong tác phẩm của mình ông viết “ tui là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này”. Đây là một phạm trù kinh tế mà chúng ta cần nghiên cứu kỹ để hiểu rõ các học thuyết kinh tế của Mác, từ đó có những luận chứng, quan điểm riêng trong phương pháp tiếp cận các quan điểm kinh tế của ông. Mác đã chỉ ra trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m). Và toàn bộ giá trị hàng hoá bao gồm (c + v + m). Điều mà các nhà kinh tế học trước Mác chưa làm được. Được sự giúp đỡ và hướng tận tình của thầy giáo TS. Đặng Thắng nên tui đã chọn và đi sâu vào nghiên cứu, phân tích quan điểm trên của Mác.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn và kiến thức còn ít ỏi nên bài viết này sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót, hạn chế mong được sự thông cảm của thầy giáo và toàn thể các bạn học viên. Rất mong được sự đóng góp giúp đỡ để bài viết này được hoàn thiện hơn. Ngoài phần mở đàu và phần kết luận bài viết gồm các nội dung sau:
Phần I : Lý luận về giá trị lao động của các nhà kinh tế học truớc Mác..
I, Sự phát triển lý luận giá trị – lao động của trường phái cổ điển Anh (W.Petty, A. Smit, D.Recado)
II, Những đóng góp và hạn chế của trừơng phái cổ điển Anh về lý luận giá trị – lao động.
Phần II : Sự kế thừa, phát triển và phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác
Phần I Lý luận về giá trị lao động của các nhà kinh tế học truớc Mác
I, Sự phát triển lý luận giá trị lao động của trường phái cổ điển Anh (W.Petty, A. Smit, D.Recado)
1. Lý thuyết giá trị - lao động của W. Petty
W. Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị - lao động. Ông đã đưa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm “ Bàn về thuế khoá và lệ phí “ là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị.
Ông cho rằng giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá. Nó do lao động của người sản xuất tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.
Nếu như giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá, thì giá cả nhân tạolà giá cả thị trường của hàng hoá. Ông viết “ Tỷ lệ giữa lúa mì và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên “. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường.
Về giá cả chính trị, W.Petty cho rằng, nó là một loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhưng trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường.
Đối với W.Petty, người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh vệ quốc, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là chi phí lao động trong điều kiện bình thường, với giá cả chính trị, là lao động chi phí trong điều kiện chính trị không thuận lợi là điều có ý nghĩa to lớn.
W.Petty đặt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong một thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình trong nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Từ đó có thể khẳng định W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị - lao động.
Tuy nhiên, lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Mặt khác, ông có luận điểm nổi tiếng là: “ Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải “. Về phương diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị - lao động khi kết luận “ Lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Điều này là mầm mống của lý thuyết các nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này.
2. Lý thuyết giá trị-lao động của A. Smith
So với W. Petty và trường phái trọng nông, lý thuyết giá trị - lao động của A. Smith có bước tiến đáng kể.
Trước hết, ông chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản suất đều tạo ra giá trị. Lao động là thước đo cuối cùng của giá trị.
Ông phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định, giá trị sử dụng không khẳng định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị trao đổi mà A.R.J.Turgot ủng hộ.
Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông còn cho rằng, giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hoá khác, còn trong nền sản suất hàng hoá phát triển, nó được biều hiện ở tiền.
Ông chỉ ra lượng hàng hoá là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị hàng hoá. Trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn, phức tạp sẽ tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn lao động không có chuyên môn hay lao động giản đơn.
A. Smith đưa ra hai định nghĩa về giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Ông viết: “ Nếu giá cả của một loại hàng hoá nào đó phù hợp với những gì cần thiết cho thanh toán về địa tô, trả lương cho công nhân và lợi nhuận cho tư bản được chi phí cho khai thác, ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status