Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam miễn phí



Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Mác – Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở ấy, Người đã vừa phát triển nhận thức, vừa xử lý mối quan hệ đó theo quan điểm mới phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
2.2.1. Nội dung quan điểm.
Trong mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Hồ Chí Minh chú trọng hơn tới vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là vấn đề dân tộc thuộc địa, dân tộc bản xứ. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Vấn đề đó được biểu hiện qua bốn nội dung chính:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35224/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường, quan điểm của một giai cấp nhất định. Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc. Do đó, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp luôn là một vấn đề quan trọng đối với các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam như thế nào? Người đã kế thừa và sáng tạo quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
CÁC KHÁI NIỆM.
Khái niệm dân tộc.
Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung (1).
Khái niệm giai cấp.
Giai cấp là những tập đoàn người trong xã hội, có địa vị khác nhau, có quan hệ sản xuất khác nhau, có quan hệ tư liệu sản xuất khác nhau, có cách hưởng thụ khác nhau về tài sản xã hội (2).
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận được mối quan hệ đó một cách đúng đắn dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC.
Quan điểm của Mác – Lênin về mối quan hệ dân tộc – giai cấp.
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1), (2): Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, trang 101, 245.
Nội dung quan điểm.
Theo Mác – Ăngghen, cần triệt để xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột giai cấp thì mới có điều kiện xóa bỏ ách áp bức, bóc lột dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho các dân tộc. Đồng thời, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc, mới thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại.
Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, Lênin chỉ rõ sự cần thiết phải thực hiện liên minh giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Theo ông, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng vô sản; cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không giành được thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu chiến lược của Mác: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Điều đó cho thấy “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”(1).
Nhận xét, đánh giá.
Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp, cả Mác và Ăngghen đều chú trọng đến vấn đề giai cấp hơn là vấn đề dân tộc, vì về cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong các cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước đó; nhất là Mác và Ăngghen lại chưa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Vì vậy, các ông chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp. Đồng thời, khi đó, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa có ảnh hưởng đến sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản. Trung tâm của cách mạng thế giới vẫn ở châu Âu, vận mệnh loài người vẫn được coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
(1): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 36.
Tóm lại, Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Điều đó hoàn toàn đúng với đòi hỏi của thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu đang đặt ra lúc bấy giờ.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ dân tộc – giai cấp.
Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Mác – Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở ấy, Người đã vừa phát triển nhận thức, vừa xử lý mối quan hệ đó theo quan điểm mới phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
Nội dung quan điểm.
Trong mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Hồ Chí Minh chú trọng hơn tới vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là vấn đề dân tộc thuộc địa, dân tộc bản xứ. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Vấn đề đó được biểu hiện qua bốn nội dung chính:
Một là, các dân tộc thuộc địa trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình, sau đó mới có địa bàn để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, không được ỷ lại, chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.
Ba là, phải dựa vào sức mình là chính, biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến bộ toàn thế giới.
Bốn là, có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.
Những nội dung này đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định “đường lối chiến lược cách mạng của ta là tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông,…tiến hành cách mạng ruộng đất” (1). Ta không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, “đem sức ta tự giải phóng cho ta" (2), biết tranh thủ đoàn kết vô sản và nhân dân lao động tiến bộ toàn thế giới để tiến hành cách mạng. Điều này thể hiện rõ trong nội dung của Chỉ thị toàn dân kháng chiến năm 1946: “…tính chất, phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” (3). Nhờ đó, ta đã có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới qua những sự kiện lớn như: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã góp phần làm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status