Tiểu luận Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - pdf 13

Download Tiểu luận Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc miễn phí



Hồ Chí Minh cho rằng “đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng, là hạt nhân đoàn kết trong tất cả các tổ chức chính trị - xã hội và trong toàn xã hội. Mục tiêu là “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”; nhiệm vụ là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho dân hiểu được và làm được.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35234/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, là người đó tấm ra con đường đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đến thành công, thoát khỏi ách nô lệ. Người đó chỉ ra rằng, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi thì phải tập hợp được tất cả lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh: đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài và xuyên suốt tiến trình cách mạng.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được tạo thành bởi nhiều yếu tố trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lê Nin được vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
1. Những giá trị truyền thống, lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, vị tha, yêu đời, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước những truyền thống đó đã được hình thành, củng cố, đã trở thành truyền thống bền vững, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, những truyền thống đó đã trở thành lẽ sống của mỗi người Việt Nam. Nó được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng; tình làng, nghĩa nước; nước mất thì nhà tan; giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Những truyền thống đó còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đúc kết nâng lên thành phương pháp đánh giặc giữ nước: “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”. Phương pháp tập hợp sức dân của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh “Dựng gậy làm cờ, tập hợp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Những truyền thống đó đã sớm được Hồ Chí Minh tiếp thu, là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Trải qua thực tiễn tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và Thế giới.
Qua thực tiễn cách mạng Vịêt Nam. Trong gần 80 năm thực dân Pháp cai trị, áp bức dân tộc ta, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, nó trở thành một làn sóng to lớn, mạnh mẽ được thể hiện bằng hàng loạt các phong trào yêu nước của nhân dân ta dù cuối cùng tất cả các phong trao đó đều thất bại. Hồ Chí Minh đã nhận thấy những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đoạn này. Người đã đưa ra kết luận “vận mệnh của đất nước đòi hỏi một lực lượng lãnh đạo mới có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp vơí quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại; có đủ sức quy tụ, tập hợp lực lượng của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, đé quốc, phong kiến và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững”.
Với thực tiễn cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thức được một sự thật các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chua có tổ chức và chua biết tổ chức.
Cách mạng tháng 10 Nga đã để lại cho Hồ Chí Minh bài học kinh nghiệm về tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới. Những phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng. Những kết luận trên đã giúp ngưòi chuẩn bị những nhân tố cần thiết cho việc lãnh đạo nhân dân việt nam thực hiện sự nghiệp cách mạng những năm sau này.
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Như cách mạng là sự nghiệp quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc, liên minh công nông là cơ sở xây dựng lực lượng cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác Lê Nin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lê Nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Nhờ đó Hồ Chí Minh đã có cơ sở khoa học để thu hái những hiểu biết của các đời trước để lại và chuyển hoá chúng thành hệ thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc.
II. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.
Với Hồ Chí Minh đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của nhân dân ta. Tư tưởng về đại đoàn kết của người đã trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với nhưng đối tượng khác nhau trong cộng đồng các dân tộc. Theo người: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quyết định thành công của cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi còn mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công. Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công”.
Để thấy rõ hơn vị trí sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của cách m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status