Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay

I.Đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trước hết để phân tích đạo đức cách mạng trong tưu tưởng Hồ Chí Minh ta đi phân tích hai khái niệm:

Đạo đức là hiện tượng xã hội phản ánh mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
Cách mạng là sự thay đổi căn bản, sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội hay nhận thức. Khái niệm cách mạng được sử dụng trong lĩnh vực xã hội, đặc trưng cho sự biến đổi sâu sắc, triệt để không cải lương nửa vời, làm thay đổi tận gốc rễ chế độ xã hội, đưa giai cấp tiên tiến lên nắm chính quyền.Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà Người quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức, Người cho rằng người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:

Một là, trung với nước hiếu với dân:
Trung với nước, hiếu với dân được coi là nội dung cơ bản nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với Tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên “hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem người dân như đối tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Ở người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Cuộc đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Phạm trù Trung, Hiếu là phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến mà đạo Nho đã dạy và đòi hỏi đối với người quân tử. Đạo Nho dạy người quân tử phải trung quân ái quốc - trung với vua là yêu nước. Còn chữ Hiếu, nghĩa là hết lòng thờ kính cha mẹ, ông bà, người trên của mình. Để thực hiện chữ Trung, trong các triều đại phong kiến đã có rất nhiều tấm gương trung liệt, sẵn sàng chết để vua sống, sẵn sàng tuân theo lệnh vua hay khi vua tử nạn, họ cũng tự chết theo. Thực hiện chữ Hiếu với cha mẹ, trong chế độ phong kiến có không ít những người con chăm bẵm, nâng giấc cho cha mẹ lúc bệnh hoạn, yếu đau, một mực nghe theo lời dạy bảo của cha, mẹ.
Từ Trung, Hiếu của đạo Nho, Bác Hồ tiếp thu, kế thừa và phát triển lên thành phạm trù mới của đạo đức cách mạng: Trung với nước, Hiếu với dân. Có lúc Bác còn dạy: Trung với Đảng, Hiếu với dân. Thực chất Nước và Đảng trong lời dạy của Bác được hiểu là một. Bởi vì, Đảng là người lãnh đạo, người thay mặt cho dân, cho nước; ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng là đạo đức, là văn minh; là trí tuệ của đất nước trong quá trình phát triển của Trung với nước, Hiếu với dân. Bác dạy, ngày xưa, hiếu với dân là chỉ hiếu với cha mẹ mình, ngày nay, hiếu với dân, là tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân, trong đó có cha mẹ mình. Chữ Hiếu của đạo đức mới có nội hàm rộng hơn, nhân văn hơn.

Chữ Trung và chữ Hiếu của đạo đức mới, quan hệ biện chứng với nhau, bởi vì nước là nước của dân và dân là dân của nước; khác với quan niệm phong kiến trước đây, nước là nước của vua chúa, cho nên dân cũng là dân của vua, còn theo quan niệm đạo đức mới, dân là người chủ của nước, dân là chủ.



TkWbwWs6ZfC08K5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status