Tiểu luận Phân tích và chứng minh luận điểm: Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích và chứng minh luận điểm: Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng miễn phí



Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa chúng có quan hệ hữu cơ với nhau, mối quan hệ đó được thể hiện qua các điểm sau:
- Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà để biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
- Thứ hai: cái riêng cỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập, tách rời tuyệt đối với cái chung.
- Thứ ba: cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
- Thứ tư: cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
- Thứ năm: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa được cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
+ Sự chuyển hóa đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35340/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, động lực của sự phát triển.
+ Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự hệ thống nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hóa các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc sự tồn tại của sự vật.
+ Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. VD: cơ học (hút-đẩy); vật lý (hạt- sóng); hóa học (liên kết- phân rã); sinh học (đồng hóa- dị hóa, hưng phấn- ức chế); xã hội (xã hội- tự nhiên, tồn tại xã hội- ý thức xã hội, giai cấp); tư duy (chưa biết- biết, đúng- sai). Theo Anghen: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó” Ph.Anghen:Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.201
+ Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức, không biện chứng.
b. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Qúa trình diễn biến của mâu thuẫn được mô hình hóa như sau:
Hai mặt đối lập
___________________________________________________________
Khác nhau→đối lập→xung đột→mâu thuẫn→đấu tranh→chuyển hóa.
Nội dung: Bất cứ sự vật nào cũng có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Qúa trình phát triển của một mâu thuẫn là quá trình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau: Khi mới hình thành mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác nhau của 2 mặt, sau đó chúng đối lập, xung đột, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, nếu có điều kiện 2 mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ bị phá vỡ, để hình thành sự thống nhất của các mặt đối lập mới. Mâu thuẫn lại được hình thành và phát triển làm cho sự vận động và phát triển không ngừng.
4.3 Phân loại mâu thuẫn
4.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
a. Mâu thuẫn bên trong:là mâu thuẫn thể hiện sự tác động qua lại các mặt đối lập trong lòng sự vật, là sự quy định sự tồn tại của sự vật. VD: sự sống = đồng hóa- dị hóa; xã hội tư bản = vô sản- tư bản.
b. Mâu thuẫn bên ngoài:là mâu thuẫn giữa các sự vật, biểu hiện quan hệ, liên hệ giữa các sự vật.
→Quan hệ giữa 2 loại mâu thuẫn: Cơ sở để phân loại mâu thuẫn này là theo phạm vi, cho nên các loại mâu thuẫn này chỉ là tương đối.
4.3.2 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
a. Mâu thuẫn cơ bản:là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn này thay đổi thì sự vật thì sự vật cũng chuyển hóa. Trong một sự vật có thể tìm tại nhiều mâu thuẫn không cơ bản.
b. Mâu thuẫn không cơ bản:là mâu thuẫn đặc trưng cho sự vật về một phương diện nào đó không quy định bản chất của sự vật. Trong đó một sự vật có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn.
→Quan hệ giữa 2 loại mâu thuẫn: Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật thì phải căn cứ vào mâu thuẫn cơ bản.
4.3.3 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
a. Mâu thuẫn chủ yếu:là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong 1 giai đoạn phát triển của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn. Trong cùng một giai đoạn có thể có nhiều mâu thuẫn chủ yếu, những mâu thuẫn này có thể là một trong những mâu thuẫn trên.
b. Mâu thuẫn thứ yếu:là mâu thuẫn ra đời cùng mâu thuẫn chủ yếu, nhưng không có vai trò quyết định những mâu thuẫn khác, chỉ góp phần giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
→Quan hệ giữa 2 mâu thuẫn: Hai mâu thuẫn này có thể chuyên hóa, cho nên không tuyệt đối hóa một mâu thuẫn nào.
4.3.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
a. Mâu thuẫn đối kháng;là mâu thuẫn mà lợi ích cơ bản của các giai cấp, các tầng lớp đối lập với nhau. VD: nông dân với địa chủ, vô sản với tư sản.
b. Mâu thuẫn không đối kháng:là mâu thuẫn mà lợi ích cơ bản của các giai cấp, các tầng lớp thống nhất với nhau. VD: nông dân với công nhân, tiểu tư sản với tư sản.
→Quan hệ giữa 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn này chỉ có trong xã hội, giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng đấu tranh giai cấp, còn mâu thuẫn không đối kháng giải quyết bằng tương trợ cùng phát triển.
4.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn, vì mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật. Phải thừa nhận mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan, để nhận thức đầy đủ sự vật, phải nhận thức được ít nhất 2 mặt đối lập.
Phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể, sự vật khác nhau, quá trình khác nhau, bản chất khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, cho nên cách giải quyết mâu thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc.
Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn, tránh cải lương điều hòa.
II.Chứng minh các luận điểm trên của Lênin qua phép biện chứng duy vật
Luận điểm trên của Lênin thưc chất của phếp biện chứng là được thể hiện rõ rằng qua 2 nguyên lí, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật.
1. Chứng minh qua 2 nguyên lí
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.1 Khái niệm
* Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: cho rằng sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập tách biệt với nhau, giữa chúng không có sự liên hệ hay nếu thừa nhận có liên hệ thì đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động, một chiều, giữa các hình thức liên hệ không có sự chuyển hóa lẫn nhau.
* Quan điểm DVBC về mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của 1 hiện tượng trong thế giới.
1.1.2 Tính chất của mối liên hệ
- Mang tính khách quan, nó là vốn có của mọi sự vật hiện tượng.
- Mang tính phổ biến, thể hiện:
+ Bất cứ sự vật hiên tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
+ Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
- Mang tính đa dạng và nhiều vẻ: Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi, vai trò, tính chất mà phân chia ra thành những mối liên hê khác nhau như:bên trong- bên ngoài, bản chất- không bản chất… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối.
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải có quan điểm toàn diện(xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, các khâu trung gian của nó; phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật.)
- Phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status