Khóa luận Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng phương pháp đo vẽ phối hợp - pdf 13

Download Khóa luận Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng phương pháp đo vẽ phối hợp miễn phí



Trong nắn ảnh vi phân, ảnh được nắn trong từng khe nhỏ (Hình 3.5) trong đó chỉ có tâm khe nắn m là thoả mãn công thức (3.16), còn các điểm khác trong khe nắn được hiệu chỉnh toạ độ theo công thức (3.17).
* Căn cứ vào mức độ xử lý, ảnh hưởng của độ chênh cao địa hình trong từng rẻo nắn, nên trong nắn ảnh vi phân có hai mức nắn sau:
- Nắn ảnh vi phân mức không: Tức là trong từng rẻo nắn được coi là mặt phẳng nằm ngang với khoảng cách nắn tương ứng với điểm tâm của rẻo nắn.
- Nắn ảnh vi phân mức một: tức là trong quá trình nắn ảnh có hiệu chỉnh ảnh hưởng của độ nghiêng ngang mặt địa hình đối với ảnh nắn, thông qua một bộ phận quang học của máy nắn để thay đổi góc nghiêng và tỷ lệ của ảnh nắn trong từng rẻo nắn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35989/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thành nhiều vùng nhỏ, sao cho trong mỗi vùng nắn đó độ chênh cao địa hình không vượt quá trị cho phép hmax . Tuy vậy, với vùng núi thì số vùng nắn sẽ rất lớn, nên ta không thể thực hiện theo phương pháp nắn phân vùng.
Trong trương hợp đó, công tác nắn ảnh sẽ thực hiện theo cách nắn từng khe nhỏ với sự thay đổi liên tục độ cao của mặt nắn. cách này được gọi là “Phương pháp nắn ảnh vi phân”. (Xem hình 3.5).
Hình 3.5: Sơ đồ khái niệm về phương pháp nắn vi phân
Nguyên lý của nắn ảnh vi phân là biến đổi hình ảnh trong rẻo nắn thành hình ảnh tương ứng trên mặt nắn dựa trên quan hệ phối cảnh của phép chiếu xuyên tâm:
(3.14)
Trong đó:
x, y – Là toạ độ của điểm ảnh.
X, Y – Là toạ độ của điểm nắn trong hệ toạ độ không gian nắn ảnh.
z – La toạ độ của tâm chiếu đối với điểm nắn ảnh.
aik (i, k = 1,2,3) – Các cosin chỉ hướng của ma trận quay.
Trong nắn ảnh, góc xoay giữa hệ toạ độ ảnh và hệ toạ độ nắn ảnh được triệt tiêu thông qua động tác xoay bản điểm nắn trên mặt nắn. Do dó ma trận quay được xác định như sau:
(3.15)
Trong đó:
a11 = cosw ; a12 = -sinw sinv ; a13 = -sinw cosv ; a32 = 0
a22 = cosv ; a23 = -sinv ; a31 = sinw ; a32 = cosw sinv
a33 = cosw sinv
Từ đó ta có hàm toạ độ sau:
(3.16)
Vi phân hàm (2.16) đối với toạ độ X, Y, Z ta có:
(3.17)
Trong đó:
A = -(Ycosw sinv - Zsinw cosv); F = -Ycosw
B = (Xcosw sinv + Ysinw sinv )
W = -(Xcosw sinv - Ysinw cosv + Zcosw cosv)2
C = -(Xcosv + Ysinw sinv)
D = Ysinw
E = -(Xsinw - Zcosw)
Trong nắn ảnh vi phân, ảnh được nắn trong từng khe nhỏ (Hình 3.5) trong đó chỉ có tâm khe nắn m là thoả mãn công thức (3.16), còn các điểm khác trong khe nắn được hiệu chỉnh toạ độ theo công thức (3.17).
* Căn cứ vào mức độ xử lý, ảnh hưởng của độ chênh cao địa hình trong từng rẻo nắn, nên trong nắn ảnh vi phân có hai mức nắn sau:
- Nắn ảnh vi phân mức không: Tức là trong từng rẻo nắn được coi là mặt phẳng nằm ngang với khoảng cách nắn tương ứng với điểm tâm của rẻo nắn.
- Nắn ảnh vi phân mức một: tức là trong quá trình nắn ảnh có hiệu chỉnh ảnh hưởng của độ nghiêng ngang mặt địa hình đối với ảnh nắn, thông qua một bộ phận quang học của máy nắn để thay đổi góc nghiêng và tỷ lệ của ảnh nắn trong từng rẻo nắn.
3.4. Các cách nắn ảnh trên máy quang cơ.
Tức là sử dụng các vận động của máy nắn, để làm cho hình ảnh của các điểm nắn trên ảnh chiếu xuống mặt nắn, trùng với các điểm nắn tương ứng trên bản nắn. cách này thường hay dùng trong thực tế.
3.4.1. Nắn ảnh theo phương pháp đối điểm.
Để nhanh chóng thực hiện quá trình đối điểm, người thao tác cần nắm vững quy luật tác động của các vận động trên máy nắn đối với hình chiếu của ảnh trên mặt nắn.
Hình 3.6 Quy luật tác động của các vận động máy nắn đối với ảnh chiếu trên mặt nắn
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, có thể tiến hành quá trình đối điểm để nắn ảnh. Về nguyên tắc chỉ cần 4 điểm nắn để thực hiện nhiệm vụ này, nhưng để đảm bảo độ chính xác và có điều kiện kiểm tra kết quả nắn ảnh, thường sử dụng 5 điểm nắn, trong đó có một điểm nằm gần điểm chính ảnh.
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình đối điểm nắn ảnh
Quá trình đối điểm nắn ảnh được thực hiện theo trình tự sau:
(1). Đặt các bộ số của các vận động máy nắn ở vị trí O ( vạch gốc ). Lúc này mặt nắn và mặt ảnh đều nằm ngang. Điều chỉnh cho hình chiếu của điểm nắn ở giữa ( Gần điểm chính ảnh ) trùng với điểm nắn tương ứng trên bản điểm nắn ảnh bằng các động tác xê dịch bản điểm nắn. Trên mặt nắn sẽ xuất hiện hình chiếu của các điểm nắn ở trên 4 góc tứ giác, chúng đều nằm gần hay trên đường hướng tâm. Từ đó có thể ước lượng xác định hướng trục tung chính vv của ảnh.
(2). Dùng vận động góc xoay k của khay phim và xoay khay phim để hướng trục tung chính vv vuông góc với trục quay ngang của mặt ảnh và mặt nắn hướng về người thao tác.
(3). Dùng vận động quay của mặt nắn để thay đổi độ nghiêng của mặt nắn và độ nghiêng tương ứng của mặt ảnh.
(4). Sử dụng vận động ke ( hệ số nắn ảnh ) để thay đổi tỷ lệ của ảnh nắn để cho hình chiếu của tất cả các điểm nắn trùng với điểm nắn tương ứng trên bản điểm nắn hay ít nhất có 2 cặp điểm trùng nhau.
(5). Nếu qua 3 động tác trên mà chỉ có 2 cặp điểm trùng nhau, tức là độ lệch tâm của ảnh tương đối lớn, cần dùng các vận động lệch tâm dọc ey và lệch tâm ngang ex để tiếp tục làm cho các cặp điểm nắn còn lại trùng nhau.
Vì tác động của các vận động có ảnh hưởng lẫn nhau, nên thông thường quá trình đối điểm nắn ảnh phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi độ chênh lệch của các cặp điểm nắn nhỏ hơn hạn sai cho phép ( < 0,4mm )
3.4.2. Nắn ảnh theo phương pháp đặt số.
Tức là dựa vào các nguyên tố định hướng ngoài của ảnh đã xác định, và các vận động của máy ảnh. Được thể hiện thông qua việc đặt các trị số của các yếu tố nắn ảnh, để xác định vị trí tương đối nói trên giữa hai mặt phẳng.
Phương pháp nắn ảnh đặt số, chỉ có thể thực hiện trên máy nắn có các bộ phận đặt số tương ứng và máy nắn phải được kiểm định trước lúc nắn.
Sau quá trình nắn ảnh, vị trí địa vật của các đối tượng trên tấm ảnh nắn đã được xác định trong hệ toạ độ trắc địa. Mối tương quan hình học giữa các địa vật trên ảnh hoàn toàn tương ứng với ngoài thực địa. Sau đây ta khảo sát độ chính xác quang cơ.
* Độ chính xác của nắn ảnh trên máy nắn ảnh phụ thuộc vào các nguồn sai số tồn tại trong quá trình nắn ảnh:
Như chúng ta đã biết, độ chính xác nắn ảnh phụ thuộc vào các nguồn sai số tồn tại trong quá trình nắn ảnh:
+ Sai số vị trí điểm ảnh gây nên do các nguyên nhân.
- Độ cong mặt đất, chiết quang khí quyển, méo hình kính vật máy chụp ảnh. Các sai số này có tính chất hệ thống và phát sinh trong quá trình chụp ảnh, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến tất cả các điểm nắn.
- Độ chênh cao địa hình.
- Đánh dấu điểm đối với điểm khống chế nắn ảnh.
- Sai số vị trí điểm khống chế nắn ảnh trên mặt bản đồ.
- Sai số xác định toạ độ của điểm khống chế nắn ảnh.
- Sai số triển điểm trên bản vẽ (bản đồ)
- Sai số biến dạng của nền bản vẽ.
- Sai số quá trình nắn ảnh.
Đó là các sai số ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình đối điểm nắn.
Trong phương pháp nắn ảnh quang cơ, độ chính xác của ảnh nắn phụ thuộc vào tính chính xác của các động tác khi thực hiện các chuyển động của máy nhằm đối điểm.
Mối quan hệ giữa toạ độ ảnh và toạ độ trắc địa của điểm nắn có thể được biểu thị bằng công thức gần đúng:
(3.18)
Sau khi giải bài toán theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất để tìm ra các yếu tố nắn ảnh và đi đến kết luận cho thực tiễn:
Độ chính xác của ảnh nắn phụ thuộc vào số lượng và vị trí các điểm khống chế nắn ảnh. Phương án tối ưu là bố trí các điểm nắn ở 4 góc của diện tích nắn.
- Độ chính xác của nắn ảnh sẽ giảm dần theo độ tăng khoảng cách từ điểm địa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status