Đặc tính và khả năng sinh dầu khí của trầm tích sét đầm hồ trên thềm lục địa Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC TÍNH TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
I. Đặc Điểm Vô Cơ 7
II. Đặc Điểm Hữu Cơ 7
CHƯƠNG II : NGUỒN GỐC VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
I. NGUỒN GỐC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 9
I.1 Nguồn Vô Cơ 9
I.2 Nguồn Hữu Cơ 10
II. MÔI TRƯỜNG THÀNH TẠO TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 10
CHƯƠNG III : THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 11
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ 12
II.1 Tính Dẻo 12
II.2 Tính Chịu Nhiệt 12
II.3 Tính Trương Nở Thể Tích 13
II.4 Tính Hấp Thụ Trao Đổi Ion 14
II.5 Tính Phân Tán Và Kết Tụ 16
CHƯƠNG IV : KHẢ NĂNG SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
PHẦN II : VAI TRÒ SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ
CHƯƠNG I : ĐẶC TRƯNG HÌNH THÀNH TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
I. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CHUNG CỦA CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 20
II. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH SÉT ĐẦM HỒ Ở CÁC BỂ TRẦM TÍCH TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 21
II.1 BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 21
II.2 BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 22
II.3 BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 22
II.4 BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 23
II.5 BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 23
CHƯƠNG II : PHÂN BỐ TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
I. BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 25
II .BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 27
III.BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 30
IV.BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 32
V. BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 35
CHƯƠNG III : VAI TRÒ SINH DẦU KHÍ CỦA TRẦM TÍCH SÉT ĐẦM HỒ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
I. BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 38
II. BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH 40
III.BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 43
IV.BỂ TRẦM TÍCH NAM CÔN SƠN 50
V.BỂ TRẦM TÍCH MALAY-THỔ CHU 57
KẾT LUẬN 60

Tầng sinh Eocen được phát hiện tại bể Tây Lôi Châu, trong các tập đá sét giàu vật chất hữu cơ với tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) khoảng 2,67 -2,78%Wt, hàm lượng và chỉ số hydrogen lớn (S1+ S2 khoảng 10-30 mg/g; HI khoảng 200- 600 mg HC/g TOC), kerogen thuộc loại I và II.
Phân tích tầng sinh tại vùng Tây- Bắc bể Sông Hồng nói chung và miền võng Hà Nội (MVHN) trên đất liền nói riêng cho thấy trầm tích Oligocen là những tập sét màu nâu, tím gan gà với sự góp mặt của bào tử phấn hoa được phát hiện tại giếng khoan 104 Phủ Cừ là sét đầm hồ, thường chứa kerogen loại III và ít hơn là loại II, thường bị chôn vùi sâu, nhưng đá mẹ ở đây rất giàu vật chất hữu cơ, với TOC khoảng 6,9:11%Wt, HI từ vài chục đến hàng trăm mg HC/g TOC và đang ở trong pha tạo khí ẩm tới khí khô với giá trị Tmax khoảng 430-480oC(Hình III.2 ). Tuy vậy, tại rìa Đông Bắc MVHN khi khảo sát vùng Đồng Ho và phần sâu của đảo Bạch Long Vĩ đã phát hiện các đá mẹ là sét và sét than trong các tập Oligocen có kerogen cả loại I và II có khả năng sinh cả dầu và khí. Các đá mẹ này cũng rất giàu vật chất hữu cơ (TOC= 7-18% Wt), S2 khoảng 21-41mg/g và có chỉ số hydrogen cao (HI= 200-600 mg HC/g TOC), nhưng độ phản xạ vitrinit trung bình Ro= 0, 45 (Tmax= 428-439 0 C), đang bước vào giai đoạn trưởng thành.

Hình III.2 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ HI- Tmax
vùng Đông Nam dải Khoái Châu –Tiền Hải MVHN.
Nhìn chung do trầm tích bể Sông Hồng bị chôn vùi rất sâu, địa nhiệt cao (khoảng 3,7- 4,5 0C/100m) nên hiện tại đá mẹ Eocen-Oligocen là các tầng đá mẹ chính nói chung, đã trãi qua tất các pha tạo sản phẩm từ dầu đến khí ẩm, condensat và khí khô. Trong đó pha tạo dầu chính đã xảy ra cách nay khoảng 30- 18 triệu năm, tạo ra khí ẩm condensat cách nay 20- 8 triệu năm và tạo khí khô cách nay 10-5 triệu năm.
II. BỂ TRẦM TÍCH PHÚ KHÁNH
Đá mẹ đầm hồ của bể Phú Khánh là trầm tích Oligocen và Miocen dưới được lắng đọng trong môi trường nước ngọt đầm hồ chứa kerogen loại I và II. Vật chất hữu cơ loại I có giá trị năng lượng tổng ( ) cao và sự phân bố năng lượng kích hoạt phân tán rộng. Năng lượng kích hoạt trung bình của dạng vật chất hữu cơ này là 52,1( kcal/mol). Vật chất hữu cơ loại II được đặc trưng bởi sự phân bố đồng đều của năng lượng kích hoạt ( =3,4 kcal/mol và giá trị là 680 mg/g TOC vv… ) vật chất hữu cơ loại II được phân bố trong trầm tích Miocen hạ.
Kết quả phân tích các mẫu dầu lấy từ giếng khoan 120- CS- 1X ở phía bắc bể Phú Khánh cho thấy sự hiện diện của dầu chưa biến đổi lẫn với dầu bị vi sinh phân huỷ và chúng hình thành từ nguồn thực vật trên cạn trầm đọng trong môi trường châu thổ hay đầm lầy.
Các mẫu dầu thu được từ bãi cát phía Nam đầm Thị Nại chứa dầu bị phân huỷ sinh học yếu, độ sáp cao, dấu vân sinh học đơn giản và tỉ số Hopan / Sterane rất cao. Các đặc trưng này trùng hợp phần lớn với những đặc trưng của các mẫu dầu đầm hồ kainozoi gặp trong giếng khoan B10/STB- 1X ở bể Sông Hồng, cách xa bể Phú Khánh về phía bắc. Sự giống nhau này cho phép suy luận rằng các đá mẹ có nguồn gốc đầm hồ có thể tồn tại ở bể Phú Khánh sát ngay phía Đông Nam Đầm Thị Nại.


H7A8Z0YligDDH38
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status