Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩm ở giếng khoan RB-2X, mỏ Ruby, bồn trũng Cửu Long - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩm ở giếng khoan RB-2X, mỏ Ruby, bồn trũng Cửu Long



MỤC LỤC
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
I. Vị trí địa lý bể Cửu Long 5
II. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 5
III. Cấu trúc - kiến tạo bể Cửu Long 7
IV. Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long 10
V. Đặc điểm địa tấng 11
VI. Tiềm năng tài nguyên dầu khí 16
CHƯƠNG II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỎ RUBY
I. Vị trí địa lý mỏ Ruby 17
II. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 18
III. Đặc điểm địa tấng 18
IV. Cấu trúc mỏ Ruby 22
V. Tiềm năng tài nguyên dầu khí 22
PHẦN II CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH THẤM CHỨA CỦA GIẾNG KHOAN RB-2X
CHƯƠNG I. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN
A. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN 26
A.1 Phương pháp đo điện nhân tạo 26
A.2 Phương pháp đo điện thế phân cực tự nhiên trong đất đá 29
A.3 Phương pháp đo cảm ứng điện từ trong đất đá 31
B. PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ 32
B.1 Phương pháp Gamma tự nhiên ( GR) 32
B.2 Gamma Gamma Carota 34
B.3 Nơtron Carota 35
C. PHƯƠNG PHÁP SÓNG ÂM 39
CHƯƠNG III. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT GIẾNG KHOAN RUBY-2X
Các bước giải đoán tài liệu địa vật lý giếng khoan 43
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG

I. Vị trí địa lý bể Cửu Long
Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và 1 phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long . Bể tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc , ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat – Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. ( hình 1 ).
Bể Cửu Long được xem là bể trầm tích khép kính điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về phia Đông Bắc, phía Đông hiện tại Bể có diện tích 36.000 km2, bao gồm các lô : 9, 15, 16, 17 và 1 phần các lô : 1, 2, 25 và 31.
II. Lịch sử nghiên cứu , tìm kiếm , thăm dò và khai thác dầu khí:
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếm và thăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Viêt Nam. Căn cứ vào quy mô , mốc lịch sử và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm và thăm dò dầu khí của bể Cửu Long được chia ra làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước năm 1975:
Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn để phân chia các lô.
Đầu thập niên 70, công tác địa chấn về khoan được triển khai tại các hợp đồng được ký kết giữa chính quyền Sài Gòn cũ và một số công ty dầu khí nước ngoài như : Mobil , Peiten, Marathon, Union Texas,…. Kết quả đã có một số phát hiện dầu khí tại Mía – 1X , Dừa _ 1X , và Bạch Hổ-1X vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975. Kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819 đã cho dòng dầu công nghiệp , lưu lượng dầu đạt 342m3/ngày . Kết quả này khắng định triển vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.
Giai đoạn 1975 – 1979
Năm 1976, công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu – Côn Sơn. Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các tầng phản xạ chính : từ CL20 và CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với một mặt cắt trầm tích dày.
Năm 1978, công ty Geco ( Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên các lô 10, 09, 16, 19, 20, 21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2 và 1x1 km. Riêng đối với lô 15 , công ty Deminex đã hợp đồng với Geco khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lưới 3,5x3,5 km trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long ( nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải địa chấn này Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà Tân ( 15-A-1X), Sông Ba ( 15-B-1X). Kết quả khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Mioxen sớm và Oligoxen, nhưng dòng không có ý nghĩa công nghiệp.
Giai đoạn 1980 đến 1988
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trong giai đoạn này được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào 1 đơn vị, đó là Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiên hành khảo sát 4.057 km tuyến địa chất điểm sâu chung (OTC) . từ và 3.250 tuyến trọng lực. Kết quả đã phân chia chia được các tập địa chấn B ( CL4-1, CL42), C (CL5-1), D ( CL5-5) , … đã xây dựng được 1 số sơ đồ cấu tạo dị thường từ và trọng lực Bouguer.
Năm 1981 tàu nghiên cứu Iskatel đã tiến hành khảo sát địa vật lý ở các lô 09, 15, 16 với tổng số 2.248 km.
Năm 1983-1984 tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km tuyến địa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long.
Trong thời gian này XNLD Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên cấu tạo Bạch Hổ và Rồng: R-1X, BH-3X, BH-4X, BH-5X trên cấu tạo Tam Đảo. Tất cả đều phát hiện vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết Miocen dưới và Oligocen .
Năm 1986, dòng dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ đánh dấu việc : Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu thô ra thế giới.
Năm 1988 , lần đầu tiên Việt Nam phát hiện ra dầu trong móng đá Granit nứt nẻ với lưu lượng thương mại tại vòm trung tâm mỏ Bạch Hổ.
Giai Đoạn từ năm 1989 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong công tác tìm kiếm , thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long. Cho đến hết năm 2003 , tổng số giếng khoan thăm dò , thẩm định và khai thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro chiếm trên 70%.
Bằng kết quả giếng khoan , nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định: Rạng Đông ( lô 15.2) , Sư Tử Đen , Sư Tử Vàng , Sư Tử Trắng ( lô 15.2), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald ( lô 01) , Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng( lô 16.1) , Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong số phát hiện này có năm mỏ dầu : Bạch Hổ, Rồng , Rạng Đông, Sư Tử Đen, Ruby hiện đang được khai thác với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày . Tổng lượng dầu đã thu hồi từ 5 mỏ kể từ khi đưa vào khai thác cho đến nay đầu năm 2005 khoảng 170 triệu tấn.


Hình 1. Vị trí bồn trũng Cửu Long.
III. Cấu trúc - kiến tạo bể Cửu Long
Bể Cửu Long có thể được chia thành 4 vùng cấu trúc chính:
• Phụ bể Bắc Cửu Long: có cấu trúc phức tạp hơn cả, bao gồm các lô 15-1, 15-2 và phần phía Tây lô 01 và 02. Trong đó, lô 15-1 nằm ở phần phía Bắc của phụ bể. Các yếu tố cấu trúc chính chủ yếu theo phương Đông Bắc-Tây Nam.
• Phụ bể Tây Nam Cửu Long (phụ bể Tây Bạch Hổ): các yếu tố cấu trúc chính theo hướng Đông Tây và sâu dần về phía Đông. Đây cũng là nơi có cấu trúc lõm sâu nhất và có chiều dày trầm tích trên 7000m.
Phụ bể Đông Nam Cửu Long (phụ bể Đông Bạch Hổ): được đặc trưng bởi một máng sâu có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đông. Ranh giới phía Tây là hệ thống đứt gãy Đông Bạch Hổ, phía Đông tiếp giáp với một sườn dốc của khối


OR6CFJ8NbLR05mJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status