Khóa luận Xây dựng mô hình địa chất cho tầng chứa Miocene hạ - pdf 13

Download Khóa luận Xây dựng mô hình địa chất cho tầng chứa Miocene hạ miễn phí



Môi trường trầm tích gồm hai môi trường chính là trầm tích biển (marine) và trầm tích đồng bằng ven bờ (coastal plain), trong đó trầm tích biển bao gồm ngoài khơi (offshore) và ven bờ (shoreface) (hình 14). Qua liên kết nhịp trầm tích trong giếng khoan cho thấy các tập chứa từ 1 đến 3 hầu như mang tính chất biển tiến (theo chiều thẳng đứng, càng lên trên trầm tích càng mịn hơn), trong khi các tập chứa 5 đến 6 thì trầm tích mang tính biển lùi (thô dần lên trên). Ở tập chứa 4, gần như trong tất cả các giếng khoan đều quan sát thấy trầm tích dạng bột, biểu hiện môi trường ổn định của thời kì ngập lụt lâu dài (major flooding surface). Trong khi ở tập 7, trầm tích lại mang đặc trưng rõ ràng của dạng đồng bằng ven biển với hệ thống sông ngòi, kênh rạch (meandering channel) và bị ảnh hưởng bởi thủy triều (tidal effected).
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35938/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h: gồm các trầm tích sông hồ, đầm lầy và trầm tích biển nông. Đây là tầng sinh dầu rất tốt, chiều dày từ 100-1000m và phủ hầu hết bồn trũng trừ phía Tây Bắc của lô 16.
Hệ tầng Bạch Hổ
Tuổi: Miocene hạ
Thạch học: sét kết màu nâu, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột kết. Tầng sét kết Rotalit nằm ở phần trên cùng của mặt cắt.
Môi trường trầm tích: đồng bằng lòng sông – đồng bằng ven bờ ở phần dưới nhiều cát. Đồng bằng ven bờ – biển nông ở phần trên nhiều sét. Trong tầng này có tầng đá chắn tuyệt vời cho toàn bể (sét kết Rotalit), các tầng cát xen kẽ có chất lượng thấm, rỗng và độ liên tục tốt, được đánh giá là đối tượng chứa thứ hai ở bể Cửu Long, bề dày thay đổi từ 100 – 1500m (chủ yếu trong khoảng từ 400 – 1000m).
Hệ tầng Côn Sơn
Tuổi: Miocene trung
Thạch học: gồm các tập cát dày gắn kết kém xen kẽ với các lớp sét vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp các lớp than và Dolomite, chủ yếu là trầm tích hạt thô, bề dày thay đổi từ 250 – 900m.
Môi trường trầm tích: lòng sông ở phía Tây, đầm lầy – đồng bằng ven bờ ở phía Đông.
Hệ tầng Đồng Nai
Tuổi: Miocene thượngï
Thạch học: gồm những lớp cát hạt trung xen kẽ với bột kết, phong phú Glauconit, bề dày thay đổi từ 500 – 750m.
Môi trường trầm tích: đầm lầy – đồng bằng ven bờ ở phần Tây bể, biển nông ở phần Đông bể.
Hệ tầng Biển Đông
Tuổi: Pliocene – Đệ Tứ
Thạch học: là cát mịn màu xanh, trắng, có độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn kém, giàu Glauconit. Trong cát có cuội thạch anh hạt nhỏ. Phần trên các hóa thạch giảm, cát trở nên thô hơn, trong cát có lẫn bột, cát có màu hồng chứa Glauconit, bề dày thay đổi từ 400 – 700m.
Môi trường trầm tích: biển nông ở phần Tây bể, lục địa ở trung tâm và phía Đông bể.
Địa tầng của mỏ NP
Mỏ NP thuộc bể trầm tích Cửu Long nên địa tầng ở đây có tính chất tương tự. Trong báo cáo này chỉ nghiên cứu tầng sản phẩm Miocene nên phần này sẽ mô tả chi tiết địa tầng Miocene hạ. Trên cột địa tầng chung của mỏ NP (hình 4), tầng Miocene hạ tương ứng với thành hệ Bạch Hổ – tập BI .
Trầm tích Miocene hạ – điệp Bạch Hổ (N11 b.h):
Trầm tích điệp này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích nằm dưới. Bề mặt bất chỉnh hợp được thể hiện bởi phản xạ khá mạnh trên mặt cắt địa chấn. Đây là bề mặt bất chỉnh hợp quan trọng nhất trong địa chất địa tầng Kainozoi. Dựa vào tài liệu thạch học, cổ sinh, địa vật lý, điệp này chia làm hai phụ điệp:
Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N11 b.h1):
Trầm tích của điệp này là các lớp cát kết lẫn với các lớp sét kết và bột kết, càng gần với phần trên của điệp khuynh hướng cát hạt thô càng rõ, cát kết thạch anh màu xám sáng, độ hạt từ nhỏ đến trung bình, độ lựa chọn trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét, Kaolinit, lẫn với ít Cacbonat. Bột kết màu từ xám đến nâu, xanh đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều sét.
Phụ điệp Bạch Hổ trên (N12 b.h 2):
Phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với những lớp bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp những vết than và Glauconit.
Căn cứ theo nhận dạng về các mặt ngập lụt chính (flooding surfaces) (do thay đổi mực nước biển) mà các đơn vị trầm tích (sequences) đã được nhận dạng và phân chia từ nóc đến đáy của tầng chứa thứ nhất (Zone I) theo thứ tự từ 1-7. Phân chia này được thể hiện trên cơ sở tài liệu liên kết các giếng khoan (hình 5).
Các đặc trưng chính của các đơn vị trầm tích này như sau:
Đơn vị 7 (tập 7): Tướng đồng bằng ven bờ (coastal plain) và biển rìa
Đơn vị 6 (tập 6):Tướng biển lùi (hạt thô dần lên trên–coarsening upward)
Đơn vị 5 (tập 5): Tướng biển lùi (regressive)
Đơn vị 4 (tập 4): Mực nước biển ổn định (major flooding surface)
Đơn vị 3 (tập 3): Tướng biển tiến (hạt mịn dần lên trên – fining upward)
Đơn vị 2 (tập 2): Tướng biển tiến (Progressive)
Đơn vị 1 (tập 1): Tướng biển tiến.
Đặc điểm địa chất từ trên xuống dưới của tầng Miocene hạ được mô tả như sau:
Sét Bạch Hổ (Bạch Hổ Shale): Chủ yếu là bột kết, sét kết, được thành tạo trong môi trường biển tiến. Bột kết, sét kết có hình khối, màu xám xanh đến xám sáng, mềm, đôi chỗ tương đối cứng. Sét Bạch Hổ là một trong những tầng đánh dấu (marker) chính và tầng chắn của bể Cửu Long. Nó được phân bố rộng khắp toàn mỏ NP, với bề dày tương đối ổn định khoảng 110m ->140m. Sét Bạch Hổ có độ trương nở lớn và là nguyên nhân chính dẫn đến kẹt cần khoan, kẹt ống chống khi khoan ở mỏ NP và các cấu tạo khác.
Đới I (Zone I): Chủ yếu là cát kết, đôi chỗ xen kẽ các tập than mỏng, được lắng đọng trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám xanh, xám nâu, độ mài tròn và độ chọn lọc tốt. Xi măng gắn kết chủ yếu là vôi bở, vụn, đôi chỗ là thạch anh hay Kaolinite. Đới này có độ rỗng tốt, bề dày thay đổi từ 60 -> 110m. Đây là một đối tượng khai thác chính của mỏ NP.
Đới II (Zone II): Chủ yếu là cát kết, đôi chỗ xen kẽ bột kết được thành tạo trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám xanh đến xám sáng, độ mài tròn và chọn lọc trung bình. Xi măng gắn kết chủ yếu là vôi, thạch anh hay mica. Đới cát kết II có bề dày thay đổi từ 60 ->80m.
Đới III (Zone III): Chủ yếu là cát kết, xen kẽ bột kết hay các tập than mỏng hình thành trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám xanh đến xám sáng, độ mài tròn và chọn lọc trung bình. Xi măng gắn kết chủ yếu là vôi, thạch anh hay mica. Đới cát kết III có bề dày thay đổi từ 50 ->120m.
Đới IV (Zone IV): Chủ yếu là cát kết, bột kết được thành tạo trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám, độ chọn lọc trung bình. Xi măng gắn kết chủ yếu là thạch anh, mica, bề dày thay đổi từ 120 ->200m.
Đới V (Zone V): Chủ yếu là cát kết, xen kẽ các tập than được thành tạo trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám, độ mài tròn và chọn lọc kém. Xi măng gắn kết chủ yếu là thạch anh, mica. Đới cát kết V có bề dày thay đổi từ 190 ->220m.
Đặc điểm hệ thống dầu khí mỏ NP
Đặc điểm tầng sinh:
Từ kết quả phân tích mẫu lõi, mẫu vụn trong các giếng khoan thăm dò, khai thác và nghiên cứu về địa hóa cho thấy rằng với các chỉ số TOC, HI và loại Kerogen, các tập sét kết của tầng Oligocene nằm ngay phía dưới tầng Miocene hạ chính là các đá sinh chính của mỏ NP.
Đặc điểm tầng chứa:
Các tập cát kết (từ Zone I đến Zone V) đều là các đối tượng chứa tốt của tầng Miocene hạ. Tuy nhiên, các kết quả thăm dò – thẩm lượng tầng Miocene hạ cho thấy chỉ có dầu trong Zone I là có tính thương mại. Tầng chứa Miocene hạ (Zone I) có dạng cấu trúc một nếp lồi khép kín bốn chiều phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Đặc điểm tầng chắn:
Tập sét Bạch Hổ phủ ngay phía trên nóc của Zone I đóng vai trò tầng chắn cho tầng chứa Miocene hạ mỏ NP. Sét Bạch Hổ phát triển rộng khắp bể Cửu Long và có bề dày tương đối
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status