Đá chứa trong móng granit nứt nẻ ở bể Cửu Long - pdf 13

Download Khóa luận Đá chứa trong móng granit nứt nẻ ở bể Cửu Long miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN A
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỒN TRŨNG CỬU LONG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ BỒN TRŨNG CỬU LONG 6
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỒN TRŨNG CỬU LONG 6
II.1. Giai đoạn trước 1975: 6
II.2. Giai đoạn sau 1975: 7
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG BỒN CỬU LONG
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG MÓNG TRƯỚC KAINOZOI 13
I.1. Các thành tạo xâm nhập: 13
I.2. Các thành tạo trầm tích biến chất: 14
I.3. Các thành tạo phun trào: 14
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH KAINOZOI: 15
II.1 Hệ tầng Cà Cối (Eoxen-P2cc): 15
II.2. Hệ tầng Trà Cú (Eoxen - Oligoxen sớm): 15
II.3. Hệ tầng Trà Tân (Oligoxen giữa và trên – P32tt): 16
II.4. Hệ tầng Bạch Hổ (Mioxen sớm – N11bh): 18
II.5. Hệ tầng Côn Sơn (Mioxen giữa N12cs): 19
II.6. Hệ tầng Đồng Nai (Mioxen trên N13đn): 21
II.7. Hệ tầng Biển Đông (Plioxen – Đệ Tứ – N2 - Qbđ): 22
CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO BỒN CỬU LONG
I. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG 25
I.1. Các đơn nghiêng: 25
I.2. Các đới trũng: 25
I.3. Các đới nâng: 26
I.4. Đới phân dị cấu trúc Tây Nam: 27
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC BỒN TRŨNG CỬU LONG 27
II.1. Thời kỳ trước tạo rift: 27
II.2. Thời kỳ đồng tạo rift: 28
II.3. Thời kỳ sau tạo rift: 28
III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO 29
III.1. Đặc điểm kiến tạo: 29
III.2. Lịch sử kiến tạo: 29
PHẦN B
CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH ĐÁ CHỨA MÓNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐÁ MÓNG 40
II. CÁC QUÁ TRÌNH PHÁ HỦY KIẾN TẠO SAU KHI HÌNH THÀNH KHỐI ĐÁ MÓNG 42
CHƯƠNG II ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG
I. ĐẶC TÍNH KHÔNG GIAN RỖNG 48
II. ĐỘ RỖNG KHE NỨT VÀ VI KHE NỨT 48
III. ĐỘ RỖNG HANG HỐC VÀ VI HANG HỐC 49
IV. ĐẶC TÍNH BIẾN ĐỔI ĐỘ RỖNG, ĐỘ THẤM 49
CHƯƠNG III PHÂN LOẠI KHÔNG GIAN RỖNG (NỨT NẺ – HANG HỐC)
I. NỨT NẺ – HANG HỐC LỚN 52
II. VI NỨT NẺ – VI HỐC VÀ MATRIX 53
CHƯƠNG IV BẢN CHẤT SỰ HÌNH THÀNH NỨT NẺ TRONG ĐÁ MÓNG
I. QUÁ TRÌNH NÉN ÉP (CÁC ỨNG SUẤT) 55
II. QUÁ TRÌNH CO GIẢM THỂ TÍCH KHI MAGMA ĐÔNG CỨNG 58
III. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DO CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO 59
IV. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DO CÁC HOẠT ĐỘNG THỦY NHIỆT 61
V. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI DO PHONG HOÁ 64
CHƯƠNG V KẾT LUẬN

III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO: (Hình 5 và 6)
III.1. Đặc điểm kiến tạo:
Vị trí của bể Cửu Long nằm ở rìa Đông Nam của mảng Đông Dương. Về phía Nam, mảng Đông Dương được phân tách với mảng Sun Da qua hệ đứt gãy trượt bằng lớn – đứt gãy Three Pagoda và đới cắt ép Natuna. Về phía Đông Bắc, nó được phân tách với mảng Trung Quốc qua hệ đứt gãy Sông Hồng và về phía Đông, nó được phân tách với biển Đông cổ bởi hệ đứt gãy Đông Việt Nam và Tây Baram. Nhiều vi mảng phức tạp hơn hình thành do mảng Đông Nam Á bị đẩy trôi về phía Đông Nam trong quá trình va chạm giữa mảng Aán Độ và mảng Châu Á vào Đệ Tam sớm.
III.2. Lịch sử kiến tạo:
Lịch sử kiến tạo từ Jura – hiện tại được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn hút chìm từ Jura muộn – Creta sớm.
- Giai đoạn 2: giai đoạn chuyển tiếp từ Creta muộn – Paleoxen.
- Giai đoạn 3: giai đoạn căng giãn khu vực từ Eoxen – hiện tại.
Giai đoạn 1 và 2 tạo ra nềân đai magma trong đó gồm cả các đá magma đang lộ ra ở hầu khắp Nam Việt Nam và nằm dưới các trầm tích Kainozoi ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Giai đoạn 3 đã tạo nên các bể trầm tích trong đó có bể Cửu Long phủ chồng gối lên đai đá magma nêu trên.
III.2.1. Giai đoạn Jura muộn – Creta sớm:
Giai đoạn đầu tiên này được đánh dấu bằng xâm nhập chủ yếu diorit thuộc phức hệ Định Quán – Ancroet (tuổi tuệt đối 100 – 130 triệu năm) trong miền vỏ lục địa Paleo – Việt Nam. Thành phần hóa học vôi – kiềm của các xâm nhập này là điển hình cho đới hút chìm có liên quan đến các quá trình nóng chảy vỏ. Sự phân bố rộng khắp các đá phun trào andezit của hệ tầng đèo Bảo Lộc là biểu hiện bề mặt đặc trưng của đới hút chìm. Loại đá này đã được phát hiện ở cả lục địa (nhưng chủ yếu xa về phía Tây đường bờ hiện tại) và ở ngoài khơi trên đảo Côn Sơn, ở móng mỏ Bạch Hổ và các nơi khác. Hệ thống cấu trúc này có thể đối sánh với hệ thống Andes Nam Mỹ hiện tại thuộc kiểu hút chìm Andean. Vành đai núi cực lớn được hình thành chủ yếu từ các phức hệ xâm nhập và phun trào hoạt động trong thời kỳ lâu dài. Các cấu trúc ép nén thường được phát triển cùng và hệ thống đứt gãy, khe nứt hướng Bắc – Nam và Đông – Tây cũng có lẽ được thành tạo trong pha này.
III.2.2. Giai đoạn Creta muộn – Paleoxen:
Creta muộn
Giai đoạn 2 bắt đầu từ Creta muộn. Các đá granit, microgranit và granit poocphia giàu kali của phức hệ Đèo Cả (98 tr.n.trước) và granit hai mica của phức hệ Cà Ná (80 – 98tr.n.trước) cùng với các đai mạnh và các phun trào riolit của hệ tầng Đơn Dương và Nha Trang đã phát triển rộng rãi. Các đá magma này được phân bố gần và dọc theo bờ biển hiện tại của Nam Việt Nam, ở Côn Đảo, trong đá móng mỏ Bạch Hổ và có lẽ ở cả mỏ Rồng, ruby và Rạng Đông. Hoạt động magma thành phần kiềm chiếm ưu thế, cùng với sự giảm đáng kể hoạt động magma vôi – kiềm chứng tỏ hoạt động hút chìm đã ngừng. Vào cuối pha này, do vỏ trái đất có sức bền kém nên phần Trung tâm đai núi bắt đầu sụt lún mạnh với sự thành tạo các đứt gãy căng giãn và các đứt gãy trượt bằng và tạo nên các cao nguyên trong Trung tâm đai núi. Hướng của các hệ thống đứt gãy này khó có thể đoán được.
Paleoxen
Đới hút chìm ngừng hoạt động và dựng đứng dần vào Paleoxen làm tăng cường quá trình tách giãn trên các rìa Nam Trung Quốc và Nam Việt Nam và làm thay đổi cân bằng lực của đai núi kiểu Andean này, lôi kéo quá trình căng giãn khu vực. Đai núi sụt lún vì nó không thể mang nổi địa hình đồ sộ của nó và các bể tách giãn được thành tạo. Hướng tách giãn Tây Bắc – Đông Nam (vuông góc với đới hút chìm) có lẽ bắt đầu vào Paleoxen và bằng chứng là sự có mặt phong phú các đai, mạch thuộc phức hệ Cù Mông và Phan Rang (tuổi tuyệt đối là 60 – 30 tr.n.trước, hướng kéo dài 450) ở Nam Việt Nam. Các trầm tích ngoài khơi đã gặp có tuổi Eoxen, nhưng chủ yếu là Oligoxen đã khẳng định sự tách giãn đã bắt đầu từ Paleoxen. Quá trình này là hệ qủa trực tiếp của hệ thống kiến tạo trước đó và có liên quan đến một đới hút chìm mới được thành tạo ở phía Nam biển Đông cổ. Đới này cắt ngang vào mảng Thái Bình Dương và hút chìm phần vỏ đại dương ở bể biển Đông cổ.
Trong thời kỳ này, hàng loạt đứt gãy hướng Đông Bắc - Tây Nam đã được thành tạo do sụt lún mạnh và căng giãn. Các đứt gãy chính là các đứt gãy thuận trườn thoải, cắm về Đông Nam. Do kết qủa dịch chuyển theo các đứt gãy này mà các khối thuộc cánh treo của chúng bị phá huỷ và xoay khối mạnh mẽ. Địa hình tổng quan của Nam Việt Nam lộ rõ các bậc địa hình (cao ở Tây Bắc và thấp dần về Đông Nam) được phân tách qua các đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các bậc địa hình gồm cao nguyên Đà Lạt, cao nguyên Đức Trọng, đồng bằng Sông Pha, đồng bằng ven biển Phan Rang – Phan Thiết và vùng ngoài khơi. Chúng được kết nối qua các đèo Pren, Sông Pha, Cậu, đường bờ và bể ngoài khơi. Cường độ phá huỷ (nứt nẻ) cũng tăng dần về Đông Nam.
III.2.3. Eoxen – Hiện tại:
Eoxen
Eoxen là thời kỳ khởi đầu quá trình thành tạo bể Cửu Long và Nam Côn Sơn do tác động của các biến cố kiến tạo nêu trên với hướng căng giãn chính là Tây Bắc – Đông Nam. Hướng này cũng bị làm phức tạp bởi các biến cố kiến tạo khác. Khối Đông Nam Á bị đẩy tụt về phía Đông Nam từ mảng Châu Á dọc theo các hệ thống đứt gãy cổ và bị xoay phải do sự va chạm của mảng Aán Độ với mảng Châu Á ở thời điểm 50 tr.n.trước. Các quá trình này gợi ý rằng các hệ thống đứt gãy trong các bể trầm tích có hướng giữa Đông Bắc và Đông – Tây. Các đứt gãy trượt bằng thường đồng hành với kiến tạo căng giãn và chúng có thể hoạt động như những đứt gãy biến dạng được định hướng vuông góc với các đứt gãy căng giãn.
Oligoxen
Trong thời kỳ Oligoxen, đới hút chìm phía Nam, bể biển Đông cổ tiếp tục hoạt động. Ứng suất căng giãn ở phía trước đới hút chìm làm đáy biển ở bể biển Đông cổ tách giãn theo hướng Bắc – Nam và tạo nên biển Đông (bắt đầu từ 32 tr.n.trước). Trục tách giãn đáy biển phát triển lấn dần về phía Tây Nam và thay đổi hướng từ Đông – Tây sang Tây Nam – Đông Bắc. Khối Đông Dương tiếp tục bị đẩy trồi xuống Đông Nam và tiếp tục xoay phải. Các quá trình này đã làm tăng cường các hoạt động tách giãn và đứt gãy ở bể Cửu Long. Vào cuối Oligoxen, phần Bắc của bể bị nén ép và gây nên nghịch đảo địa phương trong các trầm tích Oligoxen cùng với một số cấu tạo lồi hình hoa. Nguyên nhân của các quá trình này còn chưa được làm sáng tỏ, nhưng có lẽ sự phát triển lấn xuống Tây Nam của trục tách giãn đáy biển Đông là vào thời gian này.
Mioxen sớm
Tốc độ đẩy trồi xuống Đông Nam cùng với tốc độ xoay phải của khối Đông Dương chậm lại. Quá trình tách giãn đá...


x0u03975L20j58b

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status