Khóa luận Đặc điểm địa hóa đá mẹ tầng oligocene, lô 152 thuộc bồn trũng Cửu Long - pdf 13

Download Khóa luận Đặc điểm địa hóa đá mẹ tầng oligocene, lô 152 thuộc bồn trũng Cửu Long miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .2
PHẦN MỘT : PHẦN TỔNG QUAN .3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG .4
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .4
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỒN TRŨNG CỬU LONG .5
III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO.10
IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG .15
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỒN TRŨNG .20
CHƯƠNG II: CƠ SỞ ĐỊA HÓA TRONG THĂM DÒ DẦU KHÍ .23
I. ĐÁ MẸ .23
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁ MẸ .25
PHẦN HAI : PHẦN CHUYÊN ĐỀ .36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊA HÓA MỘT SỐ GIẾNG KHOAN
TẦNG OLIGOCENE, LÔ 15.2 THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG.37
GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 1X .37
GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 2X .41
GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 3X .45
GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 4X .49
GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 6X .53
GIẾNG KHOAN 15.2 – GD – 1X .57
GIẾNG KHOAN 15.2 – VD – 1X .61
CHƯƠNG IV : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ TẦNG OLIGOCENE, LÔ 15.2
THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG .65
KẾT LUẬN.70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .72


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35871/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ø trữ lượng khai thác mà còn tạo ra một quan niệm địa chất mới
cho việc thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.
1. ĐÁ SINH DẦU (Đá mẹ):
- Theo đặc điểm trầm tích và quy mô phân bố của các tập sét ở bồn trũng Cửu
Long có thể phân chia thành ba tập đá mẹ:
- Tầng sét Miocene hạ có bề dày từ 250m ở ven rìa tới 1250m ở trung tâm bồn.
- Tầng sét(Oligocene thượng) có bề dày 100m ởven rìa tới 1200m ở trung tâm bồn.
- Tầng sét ở Oligocene hạ và Eocene có bề dày 0 – 600m ở phần trũng sâu của bồn.
Đặc điểm đá mẹ được tóm tắt sau:
Tầng đá mẹ
Chỉ tiêu
Miocene hạ Oligocene
thượng
Oligocene hạ -
Eocene
TOC (%) 0.6 – 0.8 3.5 – 6.1 0.95 – 2.5
S1 (kg/T) 0.5 – 1.2 4.0 – 12 0.4 – 2.5
S2 (kg/T) 0.8 – 1.2 16.7 – 21 3.6 – 8.0
HI 113 – 216.7 477.1 163.6
PI 0.48 – 0.5 0.24 – 0.36 0.11 – 0.41
Tmax (0C) < 434 435 – 446 446 – 460
R0 (%) < 0.5 0.5 – 0.8 0.8 – 1.25
Pr/Ph 1.49 – 2.23 1.6 – 2.3 1.7 – 2.3
Loại Kerogene III / II II / I, III II, III
SVTH: Võ Duy Mến 20
ThS: Bùi Thị Luận khóa luận tốt nghiệp
* Mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ:
Vật liệu hữu cơ trong trầm tích đã qua pha chủ yếu sinh dầu hay đang nằm ở pha
trưởng thành muộn, vì vậy lượng dầu khí tích lũy ở các bẫy chứa đa phần được đưa
đến từ đới biến chất muộn của vật liệu hữu cơ. Phần lớn vật liệu hữu cơ có trong
trầm tích Oligocene thượng đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh nhưng mới chỉ giải
phóng một phần hydrocacbon vào đá chứa, còn vật liệu hữu cơ của trầm tích
Miocene hạ chưa nằm trong điều kiện sinh dầu, chỉ có một phần nhỏ ở đáy Miocene
hạ đã đạt đến ngưỡng trưởng thành.
2. ĐÁ CHỨA:
- Đá chứa dầu khí trong bồn trũng Cửu Long bao gồm: Đá granitoid nứt nẻ, hang
hốc của móng kết tinh, phun trào dạng vỉa hay dạng đai mạch và cát kết có cấu
trúc lỗ rỗng giữa hạt, đôi khi có nứt nẻ, có nguồn gốc và tuổi khác nhau.
- Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dầu khí quan trọng ở bồn
trũng Cửu Long, hầu hết các đá này điều cứng, dòn và độ rỗng nguyên sinh
thường nhỏ, dầu chủ yếu được tàn trữ trong các lỗ rỗng và các khe nứt thứ sinh,
chúng có thể được hình thành do hoạt động kiến tạo, quá trình phong hóa, hoạt
động nhiệt dịch của khối magma bên dưới làm gradient địa nhiệt thay đổi hay
biến đổi thuỷ nhiệt.
- Đặc tính thấm chứa nguyên sinh của đá cát kết Miocene hạ thuộc loại tốt do
chúng được thành tạo trong môi trường biển, biển ven bờ với đặc điểm phân bố
rộng và ổn định, các hạt vụn có độ lựa chọn và mài mòn tốt, bị biến đổi thứ sinh
chưa cao.
3. ĐÁ CHẮN:
- Tập sét Rotalit là một tầng chắn khu vực rất tốt, với hàm lượng sét cao (90 – 95
%), kiến trúc phân tán với cỡ hạt < 0,001 mm. thành phần khoáng vật sét chủ yếu
là Montmorilonite, tập này phổ biến rộng khắp trong bồn trũng,chiều dày ổn định
từ 180 – 200m, đây là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí.
SVTH: Võ Duy Mến 21
ThS: Bùi Thị Luận khóa luận tốt nghiệp
• Tầng chắn I : Nằm trong phần sét tạp, biển nông nằm phủ trực tiếp trên các vỉa
sản phẩm (mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ). Chiều dày tầng chắn này dao động từ 60-
150m.
• Tầng chắn II: Là phần nóc của điệp Trà Tân (Oligocene thượng), phát triển chủ
yếu trong phần trũng sâu của bể. Chiều dày tầng chắn này dao động từ không
đến vài trăm met có khi đến hàng nghìn met. sét chủ yếu có nguồn gốc đầm hồ,
tiền delta. Đây là tầng chắn quan trọng của bể Cửu Long.
• Tầng chắn III: Nằm ở nóc điệp Trà Cú (Oligocene hạ), đây là tầng chắn có tính
cục bộ, có diện tích phân bố hẹp. Những phát hiện dầu (Bạch Hổ, Rạng Đông) và
khí condensat (Sư Tử Trắng) là bằng chứng về khả năng chắn của tầng này.
4. CÁC KIỂU BẪY:
- Trong phạm vi bồn trũng Cửu Long các dạng bẫy cấu tạo phát triển kế thừa
móng, bẫy màn chắn kiến tạo khá phổ biến trong trầm tích Oligocene và Miocene.
- Trữ lượng và tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long được dự báo khoảng 820
triệu m3 quy dầu, chủ yếu tập trung ở móng nứt nẻ. Trữ lượng dầu khí phát hiện
trong móng, cát kết Miocene và Oligocene khoảng hơn 500 triệu m3 quy dầu. Hiện
tại dầu khí đang được khai thác từ 5 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Rạng Đông,
Ruby, đã và đang phát triển mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng.
SVTH: Võ Duy Mến 22
ThS: Bùi Thị Luận khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II : CƠ SỞ ĐỊA HÓA TRONG THĂM DÒ DẦU KHÍ
I. ĐÁ MẸ:
I.1 ĐỊNH NGHĨA ĐÁ MẸ:
Trong lịch sử thăm dò dầu khí thì đá mẹ là dấu hiệu sau cùng để đánh giá tiềm
năng của bể trầm tích, khi các điều kiện về cấu trúc của bẫy chứa, độ rỗng, độ
thấm của vỉa chứa, tầng chắn đều thỏa mãn mà không thấy dầu khí thì nguyên
nhân có thể là không có tầng đá mẹ, hay tầng đá mẹ ở quá xa. Một định nghĩa
thích hợp cho đá mẹ: Đá mẹ đã sinh và đẩy dầu hay khí với số lượng đủ tích lũy
thương mại, hay một định nghĩa khác: Đá mẹ của dầu khí là loại có thành phần
hạt mịn chứa phong phú vật liệu hữu cơ và được chôn vùi trong điều kiện thuận lợi.
* Vì vậy, tầng đá mẹ phong phú vật liệu hữu cơ là loại vật liệu mịn hạt, dày, nằm ở
miền lún chìm liên tục, trong điều kiền yếm khí. Đồng thời trong giai đoạn lắng
nén vật liệu hữu cơ chịu sự tác động và phân huỷ của vi khuẩn.
* Nếu theo đặc điểm trầm tích có 3 loại: Loại có nhiều hạt thô thường tích luỹ
trong các đới thoáng khí, còn nếu đá mẹ nhiều thành phần hạt mịn thường được
tích luỹ trong môi trường yếm khí. Còn loại thứ ba là loại vật liệu hữu cơ được tích
lũy trong các ám tiêu san hô.
* Có thể có một số cấp đá mẹ sau:
• Đá mẹ tiềm tàng: Đá mẹ vẫn còn được che đậy hay chưa được khám phá.
• Đá mẹ tiềm năng: Đá mẹ có khả năng sinh dầu và khí nhưng chưa đủ khả
năng trưởng thành về nhiệt độ.
• Đá mẹ hoạt động: Đá mẹ có khả năng sinh dầu và khí.
• Đá mẹ không hoạt động: Đá mẹ vì lý do nào đó không sinh ra dầu khí.
* Để đánh giá nguồn Hydrocacbon thì đá mẹ phải được đánh giá qua ba yêu cầu sau:
• Đá mẹ bao gồm đủ tối thiểu số lượng vật chất hữu cơ.
• Đá mẹ bao gồm đủ chất lượng vật chất hữu cơ.
• Đá mẹ trưởng thành về nhiệt.
SVTH: Võ Duy Mến 23
ThS: Bùi Thị Luận khóa luận tốt nghiệp
I.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN HIDROCACBON :
I.2.a. SỐ LƯỢNG VẬT CHẤT HỮU CƠ:
*Theo quan niệm cũ cho rằng bất kỳ đá sét có màu đen là đá mẹ, trong thực tế tất
cả đá mẹ đều có màu đen, nhưng không phải tất cả trầm tích màu đen đều là đá
mẹ, đá mẹ phải được lắng đọng trong môi trường khử, cùng kiệt oxi.
Hầu hết cát kết đều không có cacbon hữu cơ, đá sét là nguồn đá mẹ chủ yếu, tuy
nhiên một số đá cacbonat cũng có thể là đá mẹ với một lượng vật chất hữu cơ thích
hợp. Như vậy chỉ số TOC (total organic cacbon-tổng hàm lượng cacbon hữu cơ)
nhằm xác định trầm tích mịn hạt có phải là đá mẹ hay không).
* Tiêu chuẩn phân loại đá mẹ theo số lượng vật chất hữu cơ:
• Đối với đá sét :TOC=0.5-2%, dưới 0.5% không...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status