Đề tài Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long - pdf 13

Download Đề tài Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
3. ĐỊA CHẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
4. SA CẤU ĐẤT (THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT) 6
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 21
1. PHƯƠNG TIỆN 21
2. PHƯƠNG PHÁP 21
Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24
1. BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 24
2. PHÂN NHÓM DỮ LIỆU THEO CÁC VÙNG SINH THÁI 25
3. ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ SA CẤU TRONG ĐẤT CỦA CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TẦNG MẶT 28
4. TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG SÉT, C, pH VÀ CEC 31
5. SỰ PHÂN BỐ CỦA THÀNH PHẦN CƠ GIỚI TRONG CÁC TẦNG ĐẤT 35
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 38
1. KẾT LUẬN 38
2. ĐỀ NGHỊ 38
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35872/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hất và phân loại cấp hạt
Việc phân chia các cấp hạt trong thành phần cơ giới đất căn cứ vào đường kính của từng hạt riêng lẻ. Cho đến nay tiêu chuẩn phân chia các cấp hạt của một số nước có khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở một số mốc mà tại những mốc này sự thay đổi về kích thước đã dẫn tới sự thay đổi đột ngột về tính chất, xuất hiện một số tính chất mới.
Ví dụ: Mốc giới hạn khoảng từ 1 đến 2 mm đánh dấu sự xuất hiện tính mao dẫn hay mốc 0,01 đến 0,02 mm là mốc mà ở đó các cấp hạt bắt đầu xuất hiện tính dính, dẻo, khó thấm nước của hạt sét….
Việc phân chia cấp hạt theo thành phần cơ giới hiện nay vẫn đang tồn tại 3 bảng phân cấp chủ yếu là Liên Xô (cũ), Mỹ và bảng quốc tế.
Bảng 1. Bảng phân chia cấp hạt của quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ)
(Đơn vị mm)
Tên
Quốc tế
Mỹ
Liên Xô (cũ)
Đá vụn
>2
-
>3
Cuội
-
>2
3-1
Sỏi
-
2-1
-
Cát
2-0,2 thô
1-0,5 thô
1-0,5 thô
0,2-0,02 mịn
0,5-0,25 trung bình
0,5-0,25 trung bình
0,25-0,2 mịn
0,25-0,05 mịn
0,2-0,05 rất mịn
Thịt
(bụi)
0,02-0,002
0,05-0,005
0,05-0,01 thô
0,01-0,005 trung bình
0,005-0,001 mịn
Sét
0,002-0,0002
<0,005
0,001-0,0005 thô
0,0005-0,0001 mịn
Keo
<0,0002
-
<0,0001
(theo phân chia của Liên Xô (cũ) còn đưa ra một cách chia nữa là: >0,01 mm gọi là cát vật lý, <0,01 mm gọi là sét vật lý).
Qua bảng 1 cho thấy cách phân chia quốc tế đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng, nhưng chưa thể hiện được hết tính chất khác nhau của thành phần cơ giới. Bảng phân chia của Liên Xô (cũ) lại quá chi tiết và phức tạp. Điều đáng lưu ý là cấp hạt từ 2-3mm trở lên đã được phân chia quá sơ sài và vì vậy khi nghiên cứu đất vùng miền núi có nhiều sỏi, đá cần căn cứ vào tác dụng của chúng đối với đất và cây trồng mà phân chia kỹ thêm. Việc phân chia các cấp hạt khác nhau mang đặc tính khác nhau được trình bày trong bảng 2 .
Bảng 2. Tính chất vật lý của cấp hạt (Tkatsech và U.I.Kochere)
Kích thước hạt
(mm)
Tính mao dẫn (cm)
Tốc độ thấm nước (cm/s)
Tính trương (%V)
Tính dẻo (%V)
Lượng hút ẩm lớn nhất (%)
Sức dính cực đại (kg/cm)
2-1,5
1,5-3,0
0,2
-
-
-
-
1,5-1,0
4,5
0,12
-
-
-
-
1,0-0,5
8,7
0,072
-
-
-
-
0,5-0,25
20-27
0,056
-
-
-
-
0,25-0,1
50
0,030
5
-
-
-
0,1-0,05
91
0,005
6
-
-
-
0,05-0,01
200
0,004
16
-
0,5
42
0,01-0,005
-
-
1,5
-
1-3
60
0,005-0,001
-
-
160
4,0
-
456
<0,001
-
-
405
8,2
15-20
-
Qua bảng 2 cho thấy đất có tỷ lệ hạt nhỏ, về cơ bản là giàu dinh dưỡng là do khả năng giữ dinh dưỡng của nó tốt hơn đất có tỷ lệ cát cao. Tuy nhiên nếu đất sét không được bổ sung dinh dưỡng và không có biện pháp bảo vệ thì vẫn bị thoái hóa.
Về tính chất vật lý nước và cơ lý đất cho thấy khi kích thước hạt giảm đã làm giảm tốc độ thấm nước, tăng tính mao dẫn, tăng tính trương, co, tăng lượng hút ẩm lớn nhất và tăng sức dính cực đại.
Đáng lưu ý là 2 mốc quan trọng nhất về thay đổi đặc tính vật lý nước và cơ lý đất đột ngột do thay đổi kích thước:
+ Mốc 1 là khoảng 0,01 mm: Tính trương tăng đột ngột, xuất hiện sức hút ẩm lớn nhất và sức dính cực đại… vì vậy người ta đã đưa ra mốc 0,01 mm để phân biệt 2 trạng thái cát vật lý và sét vật lý.
+ Mốc 2 là khoảng 1 mm: Tính thấm nước giảm và mao dẫn tăng rõ.
Từ thành phần và tính chất hóa lý của các cấp hạt khác nhau thì khác nhau đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng về tính chất trong đất khi có các tỷ lệ cấp hạt khác nhau (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999).
4.2 Phân loại đất theo thành phần cơ giới
4.2.1 Phương pháp của Mỹ và các nước khác
Cơ sở của việc phân chia loại đất theo thành phần cơ giới (TPCG) dựa theo hàm lượng thành phần cấp hạt hay nhóm thành phần cấp hạt. Có tác giả dựa vào 2 nhóm: Cát vật lý (cấp hạt >0,01mm) hay sét vật lý (cấp hạt <0,01mm). Phương pháp này do N.A.Katrinski đề xướng.
Có ý kiến cho rằng dựa vào 2 nhóm không chính xác bằng khi dựa vào 3 nhóm: Sét, Limon và Cát. Ở Mỹ và nhiều nước Phương Tây khác người ta thường dựa vào 3 nhóm thành phần. Vậy theo cách nào là chính xác, là hợp lý? Để trả lời câu hỏi này qua nhiều năm mài mò, nghiên cứu chúng tui đã tìm ra lời giải, được trình bày trong phương pháp cải biên của Trần Kông Tấu.
Bảng 3. Phân loại đất theo thành phần cơ giới (phương pháp quốc tế, 1963)
Tên gọi đất theo TPCG
Thành phần cấp hạt, %;
Kích thước cấp hạt,mm
Nhóm đất theo TPCG
Phân cấp chi tiết
Sét
<0,002
Limon
O,02-0,002
Cát
2-0,02
Đất cát
Cát pha thịt
0-15
0-15
85-100
Đất thịt
Thịt pha cát
Thịt trung bình
Thịt pha limon
0-15
0-15
0-15
0-45
30-45
45-85
55-85
40-55
15-55
Thịt nặng
Thịt nặng pha cát
Thịt nặng
Thịt nặng pha limon
15-25
15-25
15-25
0-30
20-45
45-85
55-85
30-55
0-40
Đất sét
Sét pha cát
Sét pha thịt
Sét pha limon
Sét trung bình
Sét nặng
25-45
25-45
25-45
45-65
65-100
0-20
0-45
45-75
0-55
0-55
55-85
10-55
0-30
0-55
0-35
Bảng 4. Phân loại theo thành phần cơ giới ở Mỹ
Nhóm đất (theo thành phần cơ giới)
Phân cấp chi tiết
Cấp hạt, %
Sét
<0,002mm
Limon
0,05-0,002mm
Cát
2-0,05mm
Đất cát
Cát
0-20
0-20
800-100
Đất thịt
Thịt pha cát
Thịt
Thịt pha limon
0-20
0-20
0-20
0-50
30-50
50-100
50-80
50-80
0-50
Thịt nặng
Thịt nặng pha cát
Thịt nặng
Thịt nặng pha limon
20-30
20-30
20-30
0-30
20-50
50-80
50-80
20-50
0-30
Sét nặng
Sét pha cát
Sét pha thịt
Sét pha limon
30-50
30-50
30-50
0-20
0-30
50-70
30-50
0-50
0-20
Đất sét
Sét
50-100
0-50
0-50
Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới dựa vào 3 nhóm cấp hạt (sét, limon, và cát) mặc dù đã được trình bày ở bảng 3 và 4 nhưng trong thực tế ở Mỹ và các nước Phương Tây thường sử dụng tam giác đều (hình 1). Nguyên lý của phương pháp như sau: 3 nhóm cấp hạt- sét, limon và cát được biểu thị ở 3 cạnh. Đỉnh tam giác tương ứng là 100%.
Hàm lượng của 3 nhóm cấp hạt vừa nêu được thể hiện ở 3 đường thẳng song song với đáy tam giác. Điểm giao nhau của 3 đường thẳng cắt nhau trong tam giác chính là vị trí cần tìm, theo vị trí này sẽ truy ra loại đất cần phân loại (Trần Kông Tấu, 2005).
Trong hình tam giác chia thành 12 khu vực ứng với 12 loại đất: cát, cát pha thịt, thịt pha cát, thịt, thịt pha limon, limon, thịt pha sét, sét pha limon, sét pha cát, sét, thịt pha sét và pha cát, thịt pha sét và pha limon (Dương Minh Viễn, 2003).
Hình 1. Thành phần cơ giới đất phân loại theo hình tam giác đều (USDA)
Mô tả một số tính chất của đất có thành phần cơ giới khác nhau:
Đất cát (sands): thô, hạt cát rời rạc, sờ cảm giác có sạn, không nhớt nhầy. Hạt cát có kích thước có thể thấy dễ dàng bằng mắt thường khi khô. Khi ẩm kết lại rất yếu, dễ dàng vỡ vụn ra khi sờ đến. Thành phần cơ giới chứa 85-100% cát, 0-15% thịt, 0-10% sét.
Đất cát pha thịt (loamy sands): chứa 70-90% cát, 0-30% thịt, 0-15% sét, đất có kết cấu cát bở rời và những hạt cát rời rạc. Khi ẩm chúng kết dính hơn đất cát.
Đất thịt pha cát (sandy loams): chứa ít cát, nhiều thịt và sét hơn một chút so với đất cát pha thịt. Nhiều hạt cát rời có thể thấy và cảm giác khi sờ. Tuy nhiên khi ẩm chúng tạo thành khối không bị vỡ khi sờ.
Đất thịt (loams): chứa lượng bằng nhau thành phần cát,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status