Công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - pdf 13

[h2:uwhc9gga]Download Đề tài Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình miễn phí[/h2:uwhc9gga]
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1.Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng 3
2.1.3 Các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất 3
2.1.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế: 3
2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số 5
2.1.1.Khái niệm 5
2.1.2. Đặc điểm của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số. 5
2.1.3. Các đối tượng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số. 5
2.3. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp 7
2.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng 7
2.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp 7
2.4.2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có 7
2.4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số 8
2.4.4. Phương pháp xử lý ảnh số 8
2.5. Khái quát các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8
2.5.1. Phần mềm MicroStation 8
2.5.2. Phần mềm Famis 9
2.5.3. Phần mềm Mapinfo 10
2.5.4. Phần mềm Autocad 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Phạm vi nghiên cứu 13
3.3 Nội dung nghiên cứu 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 13
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 13
3.4.3. Phương pháp bản đồ 14
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô. 14
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
4.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
4.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất 19
4.2.1. Đất nông nghiệp 20
4.2.2. Đất phi nông nghiệp 21
4.2.3. Đất chưa sử dụng 24
4.3 Sử dụng nguồn tài liệu bản đồ địa chính để thành lập bản đồ hiện trạng 24
4.3.1 Xử lý bản đồ địa chính 25
4.3.2 Khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên trên bản sao bản đồ địa chính hay bản đồ địa chính cơ sở. 35
4.3.3. Chuyển file bản đồ tổng địa chính sang file bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 40
4.3.4. Kiểm tra xử lý về phân lớp đối tượng 43
4.3.5 Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy năm 2010 44
4.4. Đánh gíá quá trình thực hiện đề tài tại xã Lộc Thủy. 60
4.4.1. Khó khăn 60
4.4.2. Thuận lợi 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Đề nghị 62

[h3:uwhc9gga]Tóm tắt nội dung:[/h3:uwhc9gga]iệp có 743 hộ, hộ thương nghiệp- dịch vụ 242 và hộ khác .
4.1.2.2. Kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
- Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của xã Lộc Thuỷ đã có bước phát triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng giá trị công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8,65%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 49,1%; Công nghiệp- TTCN chiếm 22,3% và Dịch vụ chiếm 28,6%.ngành kinh
b. Thực trạng phát triển của các tế
*. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Nông nghiệp
+ Tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) năm 2009 là 4.737 tấn, tăng so với kế hoạch 207 tấn, tăng so với năm 2005 là 431 tấn.
+ Tổng đàn gia súc: Trong đó tổng đàn trâu năm 2009 có 196 con, tổng số đàn bò năm 2009 là 50 con, tổng số đàn lợn năm 2009 là 4700 con. Trong đó lợn nái có 81 con, đàn thỏ 650 con. Tổng đàn gia cầm năm 2009 là 95.600 con.
- Thuỷ sản
+ Thực hiện chủ trương mô hình lúa cá toàn xã đã thả được 300.000 con.
*. Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN
- Ngành công nghiệp - TTCN của xã Lộc Thuỷ trong những năm đã qua có những bước phát triển đáng kể. TNhiều ngành nghề mới phát triển, dịch vụ cơ khí nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ điện tử phát triển mạnh; mức độ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất chế biến đều tăng.
*. Khu vực kinh tế dịch vụ
- Phát triển đa dạng, thị trường giá cả bình ổn. cơ sở kinh doanh cá thể và nhiều điểm sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. Trên địa bàn xã có Chợ Hôm đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân trong xã.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Trên địa bàn xã Lộc Thuỷ có đường giao thông liên xã, liên thôn và đường từ các ngõ xóm đã được đổ dải nhựa và đổ bê tông. Đặc biệt năm 2005 huyện Lệ Thuỷ đã khánh thành đường lưu niệm về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ TT Kiến Giang về Lộc thuỷ mặt đường rộng 7m, đường từ thôn ra đồng và đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá.
b. Thuỷ lợi
Trong những năm trở lại đây hệ thống thuỷ lợi của xã Lộc Thuỷ đã được chú trọng đầu tư. Trong 5 năm qua bằng các nguồn vốn đã xây dựng hoàn thành được nhiều tuyến kênh bê tông, hệ thống các trạm bơm đã đảm bảo được tiêu úng và chống hạn đến 80%. Do 2 HTX quản lý.
c. Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có bước phát triển mới, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục đã được các ngành quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Hiện tại trên địa bàn của xã có 5 điểm trường mẫu giáo ở các xóm; có 2 trường tiểu học; trung học cơ sở 1.
Hệ thống trường, lớp đã phát triển đều ở các cấp học. Ngành học cả về quy mô trường lớp và học sinh, coi trọng chất lượng đại trà, đồng thời duy trì tốt chất lượng mũi nhọn. Đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và chất lượng, phong trào dạy tốt và học tốt được tổ chức thực hiện với nhiều loại hình đào tạo, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phong trào xây dựng trường điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn Quốc gia được triển khai thực hiện tốt.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, trường, lớp, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư song vẫn còn thiếu.
d. Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội trong những năm gần đây trên địa bàn có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế có 4 giường bệnh được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.Trạm y tế xã với 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 hộ sinh, gần 99% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng các loại vácxin phòng bệnh, đã tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, tàn tật, cô đơn và các đối tượng chính sách. Việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận.
e. Văn hoá
Quảng Bình nói chung và Lệ Thuỷ nói riêng là khu vực chuyển tiếp nền văn hoá giữa các miền Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mở ra tiềm năng cho sự phát triển các loại hình văn hoá, du lịch như : Làn điệu hò khoan giàu chất dân gian. Lộc Thuỷ có di tích lịch sử được Bộ Văn Hoá công nhận đó là : Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chùa An Xá.
4.1.2.5. Nhận xét chung về phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua xã Lộc Thuỷ đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được tập trung đầu tư đúng hướng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thuỷ lợi, từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Đời sống của người dân đã được cải thiện, song sự phân hoá giàu cùng kiệt vẫn đang còn, trình độ dân trí chưa đồng đều.
Tuy vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa thoát ra khỏi thế độc canh, tỷ suất hàng hoá thấp và chưa ổn định. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đang còn chậm. Phát huy nội lực của địa phương còn yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư, hỗ trợ của cấp trên đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn.
4.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả thống kê cuối năm 2009, hiện trạng sử dụng quỹ đất của xã Lộc Thuỷ như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 775,77 ha chiếm, trong đó:
- Đất nông nghiệp : 561,30 ha, chiếm 72,35%
- Đất phi nông nghiệp : 185,62 ha, chiếm 23,93%
- Đất chưa sử dụng : 28,85 ha, chiếm 3,72%
Như vậy diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích là 746,92 ha, chiếm 96,26% tổng diện tích tự nhiên.
Số liệu diện tích hiện trạng sử dụng đất của xã được mô phỏng qua biểu đồ và bảng sau đây:
Bảng 02: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Lộc Thủy cuối năm 2009
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp
561,30
72,35
Đất phi nông nghiệp
185,62
23,93
Đất chưa sử dụng
28,85
3,72
(Nguồn: Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010)
Hình 4: Biểu đồ về cơ cấu diện tích của xã Lộc Thủy cuối năm 2009
4.2.1. Đất nông nghiệp
Năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 561,30 ha chiếm 72,35% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 1098m2. Quỹ đất nông nghiệp được sử dụng như sau :
Đất sản xuất nông ...


Link download cho các bạn
2UzVqljv3xarLBn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status