Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay - pdf 13

[h2:cy12z980]Download Khóa luận Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay miễn phí[/h2:cy12z980]



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC HIỆN NAY 3
I.VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 3
II. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4
1. Tiềm năng về tài nguyên nước 4
2. Hiện trạng tài nguyên nước hiện nay 5
CHƯƠNG II 8
NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 8
I. THẾ NÀO LÀ NƯỚC SẠCH 8
II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG 8
III. CÁC LOẠI HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH 8
1. Bể chứa nước mưa 8
2. Giếng khơi 8
3. Giếng hào lọc 9
4. Nước tự chảy 9
5. Giếng khoan bơm tay hay bơm điện 9
6. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ 10
CHƯƠNG III 11
TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 11
I. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI 11
1. Những thành tựu đạt được 11
2. Những hạn chế 13
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 15
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 18
1. Những kết quả đạt được 18
2. Những mặt tồn tại 20
3. Những khó khăn và thách thức trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn 21
CHƯƠNG III 25
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHO 25
VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 25
I. ĐỊNH HƯỚNG CHO VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 25
1. Mục tiêu 25
2. Phương châm và nguyên tắc 26
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 28
1. Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và thu hút sự tham tham gia của công đồng trong vấn đề cấp nước sạch 28
2. Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển kémồn nhân lực 33
3. Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều kémồn vốn để phát triển Cấp nước sạch ở nông thôn 41
4. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thích hợp 46
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52


Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho[h3:cy12z980]Tóm tắt nội dung:[/h3:cy12z980]loại nguồn nước: nước mưa, nước ngầm, nước lọc thô…trong khi không xác định và không biết được thực chất chất lượng nguồn nước mà bản thân mình đang sử dụng là như thế nào.
Vào thời điểm năm 2000, ở Việt Nam có hơn 50% số hộ nông thôn dùng nước giếng đào, 25% dùng nước sông suối, hồ ao, và hơn 10% dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống.
Đến năm 2006, theo báo cáo có 50% dân nông thôn được tiếp cận vơi nước sạch. Tuy nhiên theo điều tra, khảo sát tại nhiều địa phương trên cả nước do hội cấp thoát nước Việt Nam tiến hành thì đây chỉ là những con số báo cáo “cho đẹp”. Trên thực tế ở nông thôn 31% hộ gia đình vẫn dùng nước giếng khoan; 32% dùng nước giếng đào, 1,8% dùng nước mưa; 11,7% dùng nước máy; 1,7% dùng nước ao hồ; 11,6 % uống nước lã tự nhiên, trong đó tập trung chủ yếu ở người Bana (79,2%), Giarai (46%), Mường (24%), và cả người Kinh (10,6%).
Hệ thống cấp nước ở khu vực nông thôn đa phần là các trạm có quy mô nhỏ, nhiều công trình cấp nước sạch xây dựng xong nhưng lại không được đưa vào sử dụng; các giếng khoan gia đình chất lượng nước không được kiểm tra thường xuyên do kinh phí hạn hẹp và việc quản lý nguồn nước uống không đồng bộ. Theo kết quả theo dõi chất lượng nước của 56 mẫu nước ngầm và 26 mẫu nước của các trạm cấp nước đã qua xử lý tại 2 tỉnh thành là Hà Nam và Nam Định năm 2002 cho thấy hàm lượng NH4 dao động trong khoảng 6,15-119,4mg/ lít, hàm lượng các chất hữu cơ trong nước khoảng 2,56- 88,8 mg/lít, tên 50% số mẫu nhiễm Asen là chất rất độc hại.
Năm 2003, tính chung trên toàn quốc, gần 40% lượng nước sạch bị thất thoát trong quá trình cung cấp và ở một số địa phương thì tỉ lệ này lên tới 50%.
3. Những khó khăn và thách thức trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn
3.1 Khó khăn về kinh tế – tài chính
Mức sống của cư dân nông thôn nói chung còn rất thấp; tỷ lệ các hộ đói cùng kiệt còn khá cao ( tỷ lệ hộ cùng kiệt ở khu vực miền núi gấp từ 1,7- 2 lần tỷ lệ hộ cùng kiệt bình quân của cả nước, thu nhập bình quân của nhóm hộ cùng kiệt ở nông thôn chỉ đạt mức 70% mức chuẩn cùng kiệt mới). Do đó đời sống dân cư chỉ đủ ăn mà không còn tiền để chi tiêu cho các nhu cầu khác.
Đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch quá ít: Tính trung bình trong 10 năm cải cách kinh tế cả nhà nước và quốc tế mới đầu tư được khoảng 0,13 USD cho một người dân trong một năm, trong 10 năm mới đầu tư 1,3 USD cho một người. So với nhu cầu chi phí để xây dựng các công trình cấp nước sạch thì mức đầu tư của Chính phủ và các nhà tài trợ còn ít, chưa có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ( Năm 2003 đã có 1.440 tỷ đồng để thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn ngân sách là 236 tỷ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ 387 tỷ, ngân sách địa phương và nhân dân huy động là 817 tỷ cho việc xây dựng các công trình nước sạch).
Tỷ lệ số hộ ở nông thôn có công trình cấp nước còn thấp: năm 2000 là 30%. Các công trình nước sạch trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn còn hạn chế. Nhiều trường học còn thiếu các công trình cấp nước hay có nhưng không đáp ứng được nhu cầu.
3.2 Khó khăn về xã hội và tập quán
Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Số đông ít quan tâm đến đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công cộng có liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi trường.
Những thói quen sinh hoạt ở nông thôn mang tính chất truyền thống, thực hành vệ sinh kém nên các bệnh tật phổ biến vẫn thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn, có khi xảy ra những dịch lớn như tả, thương hành, sốt xuất huyết khiến cho người dân nông thôn đã cùng kiệt nay lại khó khăn hơn do ốm đau và bệnh tật.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân nông thôn có tập quán sử dụng phân người chưa được xử lý tốt làm phân bón. Ở phía Nam, nhất là vùng đồng bằng SCL, phân người được thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá.
Tổ chức của lĩnh vực nước sạch còn phân tán, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm cấp nước đô thị bao gồm cả các thi trấn, vệ sinh lại là trách nhiệm của Bộ Y tế.
Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch mà mà chủ yếu vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính.
Pháp luật còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực cung cấp nước sạch.
3.3 Khó khăn về kỹ thuật và thiên tai
Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn (năm 2000 ước tính có hơn 13 triệu người sống ở các vùng này), các vùng núi cao và các vùng đá vôi có đặc trưng là nguồn nước ngầm ở rất sâu và không có hay rất hiếm nước mặt.
Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều địa phương làm cho tình hình nguồn nước càng khó khăn hơn. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt (Nhiều vùng ở miền núi ven biển và khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít nước/ người/ ngày. Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5- 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,…
Ở các vùng làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước sạch, ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm do chuông trại gia súc và thuôc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm giải quyết.
Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu cấp nước sạch.
Trên đây là những nét cơ bản về thực trạng của việc cấp nước sạch ở nông thôn hiện nay, có thể thấy được rằng trong những năm vừa qua vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn đã có nhiều cải thiện, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện nay thì vấn đề này cũng còn rất nhiều những khó khăn, thách thức cần giải quyết.
CHƯƠNG...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status