Đề tài Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân - pdf 13

Download Đề tài Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân miễn phí



Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức, muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục. Như Bác Hồ thường nói “Non sông Việt Nam có vẻ vang, có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không? Chính là nhờ phần lớn công học tập ở các cháu”, dù cho giáo dục không phải là phương thuốc thần kì có thể thực hiện được mọi mơ ước song dù sao nó cũng là một con đường hơn mọi con đường khác huớng vào phục vụ phát triển toàn diện con người. Ý thức được tầm quan trọng đó của tri thức giáo dục, nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, Đảng và nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học. Trong đó tự học để trưởng thành là vô cùng quan trọng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36612/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t, học thiếu hệ thống về kiến thức xã hội do đặc điểm đối tượng đào tạo trước đây là những nhân viên chuyên môn kỹ thuật, họ được đào tạo qua trường trung cấp kỹ thuật, học tập các môn chuyên ngành kỹ thuật là chính, họ ít quan tâm đến các môn KHXH&NV, vì vậy mà cách học và cách tiếp cận một vấn đề đôi khi chưa khoa học, trong khi học có khi chỉ căn cứ vào nguồn tài liệu là sách giáo khoa ít tham khảo tài liệu có liên quan, chọn nội dung học để đối phó với thi cử, học thuộc lòng ít suy nghĩ, đặt lại vấn đề. Tất cả cách tự học không khoa học trên dẫn tới hậu quả là kiến thức không vững bền và điều quan trọng là không rèn cho người học sự suy luận, tính lôgic về nội dung kiến thức.
Độ tuổi của học viên đào tạo cán bộ chính trị viên tàu cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình học tập, phần lớn các học viên đều là những quân nhân chuyên nghiệp đã học qua các trường trung cấp kỹ thuật, độ tuổi trung bình khoảng 29 tuổi, có những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức bậc đại học và kiến thức về các môn KHXH&NV, điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tự học, tự nghiên cứu của học viên. Theo kết quả điều tra: Theo đồng chí chất lượng tự học các môn KHXH&NV của học viên hiện nay như thế nào? có 18% đạt hiệu quả, 72% bình thường, 10% chưa hiệu quả
Việc nắm kiến thức các môn KHXH&NV, nhất là hiểu bản chất, khả năng phân tích khái quát, tổng hợp vấn đề… ở học viên còn chưa cao; khả năng liên hệ, vận dụng, gắn nội dung lý luận với thực tiễn và nghề nghiệp của một số học viên còn hạn chế. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại một số học viên lười học, lười rèn luyện.
Thực trạng chất lượng tự học các môn KHXH&NV cuả học viên chưa cao đó là học viên chưa tận dụng hết thời gian trong giờ tự học cũng như trong thời gian nhàn rỗi, chưa lập được kế hoạch tự học một cách khoa học. Mặt khác đặc điểm của các môn KHXH&NV là phải đọc nhiều, nghiên cứu nhiều tài liệu, giành nhiều thời gian tự học nhưng người học còn chủ quan, ít đào sâu suy nghĩ. Kết quả điều tra cho thấy: Trong những ngày nghỉ giờ nghỉ đồng chí có thường hay tự nghiên cứu các môn KHXH&NV không? có 50% trả lời ít khi, 25% thỉnh thoảng, 20% thường xuyên, 5% chưa khi nào. Kết quả này cho thấy, tuy học viên đã có ý thức tự giác trong việc đầu tư thời gian cho tự học, nhưng việc tận dụng thời gian cho việc tự học chưa nhiều.
Học viên chưa có phương pháp học phù hợp, chịu ảnh hưởng của phương pháp học truyền thống là “học thuộc lòng”; chưa có thái độ và tâm lí học tập đúng đắn nên không tích cực tham gia vào bài giảng của giáo viên, chưa đào sâu nghiên cứu tài liệu theo yêu cầu của giảng viên đưa ra; chưa có thói quen hay lười làm việc, đóng góp vào bài giảng của giảng viên. Qua điều tra: học viên có thường xuyên phát biểu đóng góp ý kiến, xây dựng bài trong giờ học các môn KHXH&NV không? Kết quả 20% thường xuyên, 32% thỉnh thoảng, 40% ít khi, 8% chưa khi nào. Trong quá trình học, phần lớn học viên còn lệ thuộc vào bài giảng của giảng viên, chưa tích cực nghiên cứu giáo trình, tài liệu. Do đó trong giờ thảo luận và thực hành học viên ít tranh luận làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn đặt ra, hay ý kiến tranh luận chưa sâu, cách lập luận giải quyết vấn đề chưa chặt chẽ, thiếu tính lôgic khoa học.
Trong quá trình đào tạo, phần lớn học viên thường ở vị trí khách thể, thụ động tiếp thu kiến thức và tìm cách tái hiện những điều giảng viên đã giảng trên lớp. Cách thức học tập này đã trở thành một thói quen của không ít học viên. Thực trạng trên dẫn đến học viên nắm thực chất vấn đề còn hạn chế, chưa chịu khó đào sâu suy nghĩ, tiếp thu kiến thức thụ động, thường rập khuôn một chiều theo thầy và chấp nhận những giải pháp quen thuộc.
Đối với giảng viên
Trong những năm qua, Học viện Hải Quân đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nên chất lượng dạy học ngày càng một tăng lên. Tuy nhiên, phương pháp, quy trình giới thiệu của giảng viên có lúc chưa kích thích được tính say mê, hứng thú, sáng tạo của người học. Việc sử dụng phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng môn học, từng đối tượng là một vấn đề đặt ra, đối với phương pháp thuyết trình thì giảng viên trình bày nội dung cần truyền đạt cho học viên bằng cách nêu vấn đề theo nội dung yêu cầu, sau đó phân tích, giải thích, lấy ví dụ dẫn chứng, chứng minh những nội dung cần truyền đạt cho học viên lĩnh hội. Quá trình này diễn ra theo một chiều thầy giảng, trò nghe và ghi chép, sau đó về học bài. Trong quá trình giảng rất ít có sự phản hồi thông tin ngược chiều của học viên. Sử dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy có nhiều ưu điểm: trong một thời gian ngắn giảng viên có thể chuyển tải được khối lượng thông tin nhiều cho học viên. Nhưng nếu chỉ sử dụng một phương pháp này trong giảng bài sẽ làm cho học viên trở thành đối tượng thụ động, không phát huy được tính chủ động sáng tạo, đôi khi gây ức chế về mặt tâm lý, học viên cảm giác mệt mỏi và không tập trung vào nội dung của bài giảng. Theo một kết quả điều tra, việc sử dụng phương pháp thuyết trình có 35% chú ý ghi, 18% chú ý nghe, 2% lơ đãng, 45% chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận. Như vậy, chất lượng hiệu quả bài giảng chưa thực sự cao, học viên còn thụ động, giảng viên dạy cái gì học cái đó.
Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có việc bồi dưỡng, định hướng, giúp đỡ học viên về phương pháp tự học, tuy giảng viên đã có những định hướng cho học viên về cách tiếp cận vấn đề phù hợp với từng nội dung môn học, nhưng việc bồi dưỡng, định hướng đó vẫn chưa được thường xuyên, liên tục.
Trong kiểm tra, thi đánh giá kết quả vẫn còn có bất cập cần cải tiến như: ra đề thi có học phần còn đơn giản, chưa đòi hỏi tính suy luận và sáng tạo của người học; đội ngũ cán, bộ giảng viên có lúc chưa thống nhất quan điểm đánh giá, còn chịu tác động yếu tố khác; kết quả thi có bài còn chưa phản ánh đúng, chính xác chất lượng của người học. Mặt khác, ở một số học viên chưa có nhận thức đúng đắn về mục đích, động cơ, trách nhiệm trong học tập, còn có biểu hiện dựa dẫm, ỉ lại, ngại học, ngại rèn (học đối phó qui chế, chưa có ý thức học để làm việc và để học tiếp trong suốt đời quân ngũ của mình).
Đối với các tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý
Hệ thống chỉ huy các cấp tuy đã có sự kiểm tra sát sao trong việc duy trì học viên trong các giờ tự ôn, tuy nhiên việc quản lý hiệu quả còn chưa cao; hệ thống tổ chức cán bộ quản lý ở các Hệ, tiểu đoàn học viên ở Học Viện Hải Quân còn nổi nên những bất cập, cán bộ quản lý trực tiếp (lớp trưởng) là những học viên kiêm nhiệm, kinh nghiệm về quản lý chưa nhiều, việc duy trì các chế độ còn nhiều lỏng lẻo, cán bộ lớp còn ngại nhắc nhở học viên trong các giờ tự ôn, việc duy trì thời gian tự ôn có lúc còn chưa nghiêm túc, chưa có phương pháp tổ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status