Chuyên đề Chức năng xét xử của toà án nhân dân địa phương thực trạng và giải pháp - pdf 13

Download Chuyên đề Chức năng xét xử của toà án nhân dân địa phương thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
PHầN I . 1
GIƠI THIệU CHUYÊN ĐềTHƯC TậP . 1
PHầN II. 3
QUÁ TRÌNH TÌM HIểU THU THậP THÔNG TIN . 3
1. Mục đích, nhiệm vụ, tình hình nghiên cứu . 3
1.1. Mục đích nghiên cứu . 3
1.2. Nhiệm vụnghiên cứu. 3
1.3. Giới hạn nghiên cứu . 3
2. Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin nơi thực tập . 3
2.1. Thời gian thu thập thông tin . 3
2.2. Phương pháp thu thập. 4
2.3. Nguồn thu thập tưliệu . 4
3. Nội dung của quá trình thu thập thông tin . 4
3.1. Trình tựthực hiện chức năng xét xửcủa Toà án nhân dân địa phương . 4
3.1.1. Trình tựgiải quyết các vụán dân sự, hôn nhân và gia đình . 5
3.1.2. Trình tựthực hiện xét xửvụán hình sự . 10
3.2. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chếvà các giải pháp khắc phục. 15
3.2.1. Thuận lợi . 15
3.2.2. Khó khăn . 16
3.2.3. Hạn chế . 17
3.2.4. Các giải pháp khắc phục. 17
PHầN III . 18
KếT QUảXƯLÝ THÔNG TIN, TƯLIệU . 18
PHầN IV . 21
NHậN XÉT VÀ KIếN NGHị . 21
1. Nhận xét . 21
2. Kiến nghị . 22
PHầN DANH MụC TÀI LIệU THAM KHảO . 25
MUC LUC . 26


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37298/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

áo với HĐXX về sự có mặt, vắng mặt của những người
tham gia phiên toà theo giấy triệu tập và lý do vắng mặt. Nếu những người được
triệu tập có mặt đầy đủ hay sự vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng đến việc
mở phiên toà thì Chủ tọa tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo.
+ Chủ tọa kiểm tra căn cước của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan; phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Điều
58 Bộ luật tố tụng dân sự
+ Chủ tọa giới thiệu những người tiến hành tố tụng và hỏi những người có
quyền xin thay đổi người tiến hành tố tụng có yêu cầu thay đổi ai không. Nếu có
8
thì HĐXX hỏi rõ lý do xin thay đổi, căn cứ xin thay đổi và sau đó thảo luận tại
phòng nghị án để quyết định theo đa số là có chấp nhận hay không. Nếu không
có yêu cầu thay đổi hay không có lý do hoãn phiên toà thì Chủ toạ hỏi đương
sự có yêu cầu triệu tập thêm ai không, tuyên bố kết thúc thủ tục bắt đầu phiên
toà và chuyển sang thủ tục hỏi tại phiên toà.
- Thủ tục hỏi tại phiên toà.
+ Trước tiên, Chủ tọa hỏi các đương sự có bổ sung, thay đổi, rút một phần
hay toàn bộ yêu cầu hay không. Nếu có thì HĐXX căn cứ vào Điều 218 Bộ luật
tố tụng dân sự 2005 để giải quyết: Chấp nhận việc thay đổi , bổ sung yêu cầu
nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi
kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập ban đầu; Chấp nhận và đình chỉ xét
xử đối với phần yêu cầu hay toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút nếu việc rút yêu
cầu của họ là tự nguyện.
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc
giải quyết vụ án không. Nếu có sự thỏa thuận và sự thoả thuận của họ là tự
nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì HĐXX ra Quyết định công
nhận sự thoả thuận đó. Quyết định này có hiệu lực pháp luật.
+ Trong trường hợp các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu và không có sự
thoả thuận về việc giải quyết vụ án thì HĐXX bắt đầu xét xử vụ án bằng việc
nghe lời trình bày của các đương sự . Trường hợp có luật sư, luật sư các bên
trình bày nội dung khởi kiện và các chứng cứ, sau đó các đương sự bổ sung vào
nội dung trình bày của luật sư bảo vệ cho mình. Nếu đương sự không có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ có thể tự trình bày về yêu cầu, đề nghị
của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó.
+ Sau khi nghe các đương sự trình bày thì Chủ tọa phiên toà sẽ hỏi từng
người về từng vấn đề, tiếp đó đến Hội thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác. Đương sự có thể tự
trả lời hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay và sau đó
họ trả lời bổ sung.
9
Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ và không có
ai yêu cầu hỏi thêm thì Chủ tọa tuyên bố kết thúc việc hỏi tại phiên toà.
- Tranh luận tại phiên toà.
Sau khi kết thúc phần hỏi, HĐXX chuyển sang phần tranh luận tại phiên
toà. Trước tiên, Chủ tọa mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên
đơn phát biểu tranh luận và nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Tiếp đó đến
lời tranh luận của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, của người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và họ có quyền bổ sung. Trong trường hợp các
đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ có thể tự
mình trình bày tranh luận. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến
của người khác. Chủ tọa phiên toà không hạn chế thời gian tranh luận nhưng có
quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án.
Qua tranh luận nếu xét thấy các tình tiết của vụ án được xem xét hết, đầy
đủ và không còn ý kiến tranh luận nữa thì Chủ tọa tuyên bố kết thúc phần tranh
luận mọi người trong phòng xét xử nghỉ tại chỗ, HĐXX chuyển sang nghị án.
- Nghị án và tuyên án.
+ Sau khi kết thúc phần tranh luận , HĐXX vào phòng nghị án để nghị án.
Tại phòng nghị án, các thành viên HĐXX giải quyết tất cả các vấn đề bằng biểu
quyết theo đa số và được ghi thành biên bản.
+ Nghị án xong, HĐXX vào phòng xử án để tuyên án. Mọi người trong
phòng xử án đứng tại chỗ nghe đọc bản án. Bản án do Chủ tọa hay một thành
viên trong HĐXX đọc và sau khi đọc xong giải thích thêm về việc các bên có
nghĩa vụ thi hành và kháng cáo bản án.
+ Sau khi tuyên án xong, việc sửa chữa, bổ sung bút ký phiên toà, được
thực hiện khi có lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hay tính toán sai. Việc
sửa chữa, bổ sung phải thông báo cho: những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc sữa chữa, bổ sung; người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc sữa chữa, bổ sung phải do các thành viên HĐXX thực hiện.
+ Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các
đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án. Bản án
10
được Toà án giao hay gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và
Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án.
3.1.2. Trình tự thực hiện xét xử vụ án hình sự
Theo quy định tại chương XVI Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thẩm
quyền của Toà án các cấp thì TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng
và tội phạm rất nghiêm trọng trừ một số tội. TAND có thẩm quyền xét xử vụ án
hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Tại thời điểm có hiệu lực của Bộ
luật tố tụng hình sự 2003 (ngày 01/07/2004) 90 Toà án cấp huyện và 17 Toà án
quân sự khu vực được thực hiện thẩm quyền xét xử vụ án hình sự mới. TAND
huyện Thanh Oai được tăng thẩm quyền từ ngày 01/10/2007. Để thực hiện chức
năng xét xử các vụ án hình sự, TAND huyện Thanh Oai tiến hành theo 3 giai
đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Nhận hồ sơ và thụ lý vụ án.
Khi nhận hồ sơ do Viện kiểm sát cùng cấp chuyển đến, Toà án sẽ tiến
hành kiểm tra tài liệu trong hồ sơ có khớp với bản kê tài liệu không và bản cáo
trạng đã được giao cho bị can chưa. Nếu các tài liệu chưa đủ hay cáo trạng
chưa được gửi cho bị can thì Toà án không nhận hồ sơ. Nếu các tài liệu trong hồ
sơ đầy đủ và cáo trạng đã được gửi cho bị can thì Toà án tiến hành thủ tục nhận
hồ sơ và vào sổ thụ lý.
Sau khi nhận hồ sơ và thụ lý vụ án, Chánh án toà án quyết định phân công
Thẩm phán , Hội thẩm nhân dân giải quyết, xét xử vụ án hình sự và Thư ký tiến
hành tố tụng.
• Giai đoạn 2: Chuẩn bị xét xử .
- Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng loại tội phạm là: 30 ngày đối với
tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối
với tội phạm rất nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án
phức tạp, Chánh án toà án có thể gia hạn th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status