Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm - pdf 13

Download Tiểu luận Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm miễn phí



MỤC LỤC
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
I) Chương trình việc làm:
II) Quỹ giải quyết việc làm:
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
IV) Dạy nghề gắn với việc làm:
V) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
B) Giải quyết tình huống:
I) Nếu muốn sa thải chị H và buộc chị H phải trả số tiền 34 triệu, công ty M phải làm như thế nào?
II) Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?
III) Giả sử công ty M đã ra quyết định sa thải đối với chị H (trong tình huống trên), chị H cần gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ manh tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho giải quyết việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng… Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc như đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng.
I) Chương trình việc làm:
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ thực hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp.
Theo quy định của pháp luật lao động, hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm lập chương trình quốc gia về việc làm trình Quốc hội quyết định : UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việc làm ở địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Việc lập chương trình việc làm nhằm đảm bảo cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Nội dung chương trình gồm mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lí chương trình. Bộ Lao động – thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính trình Chính phủ chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lí điều hành họat động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hàng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm ( Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ). Đối với chương trình giải quyết việc làm của địa phương sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Lao động – thương binh và xã hội và Bộ kế hoạch và đầu tư ( Điều 4 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ). Mục tiêu cụ thể của chương trình là định ra chỉ tiêu tạo ra chỗ làm việc mới hàng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dùng cho mục tiêu giải quyết việc làm, được thực hiện qua cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm. Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản sau :
- Tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng được xác định cơ bản và quan trọng nhất.
- Duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
II) Quỹ giải quyết việc làm:
Theo quy định của pháp luật, hiện nay ở nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật.
Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ bao gồm : ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích : cho vay vốn theo dực án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức, giới thiệu việc làm và các họat động phát triển thị trường lao động.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn ngân sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ này được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương.
Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn : ngân sách địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp và các nguồn thu khác. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào mục đích : cấp để hỗ trợ hay cho vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tàn tật; các họat động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
Việc thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm được coi là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua họat động của các tổ chức này mà các quan hệ lao động có điều kiện và khả năng được hình thành. Tổ chức giới thiệu việc làm theo Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí họat động. Các trung tâm này được Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính và được miễn hay giảm thuế theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp chuyên họat động về giới thiệu việc làm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và có giấy phép họat động giới thiệu việc làm. Điều kiện, thủ tục thành lầp và họat động của tổ chức giới thiệu việc làm được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005.

8oRbDJyOCqMj5Gx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status