Chuyên đề Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - pdf 13

Download Chuyên đề Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT 2
1.1. Cơ sở lý luận về lao động. 2
1.2. Cơ sở lý luận về việc làm. 6
1.3. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 13
1.3.1. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH. 13
1.3.2. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 14
1.4. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở một số địa phương. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 21
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn hà Nội. 21
2.1.1. Vị trí địa lí kinh tế. 21
2.1.2. Khí hậu. 22
2.1.3. Địa hình 22
2.1.4. Tài nguyên đất. 22
2.1.5. Tài nguyên du lịch. 24
2.2. Thực trạng lực lượng lao động trên địa bàn Hà Nội. 25
2.2.1. Lực lượng lao động 25
2.2.2. Cơ cấu lao động. 26
2.3. Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 28
2.3.1. Số lượng lao động bị thu hồi đất. 28
2.3.2. Cơ cấu lao động 29
2.3.3. Chất lượng lao động bị thu hồi đất 34
2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 36
2.4.1. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất. 36
 
2.4.2. Chính sách tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất. 38
2.5. Đánh giá chung về việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 42
2.5.1. Kết quả đạt được 42
2.5.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại. 44
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 47
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 47
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020. 47
3.1.2. Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 47
3.2. Các quan điểm, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.2.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.2.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 51
3.3.1. Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất. 51
3.3.2. Tạo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, xã hội . 55
3.3.3. Chú trọng đến đào tạo nghề cho người lao động. 59
3.3.4. Tăng cường hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động. 62
3.3.5. Hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động bị thu hồi đất. 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37213/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à 3.114 nghìn người.
Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 80 nghìn người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 30 nghìn người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 120 nghìn người. 8 tháng đầu năm 2008 toàn thành phố giải quyết việc làm cho 86.483 người (đạt 70,8% kế hoạch năm), đào tạo nghề cho 57.500 người (đạt 49,1% kế hoạch) và đưa 7.118 hộ thoát nghèo (đạt 54,7% kế hoạch năm). Thu nhập bình quân một lao động/tháng trong khu vực kinh tế Nhà nước do Thành phố qtăng 21,2% so cùng kỳ (do Nhà nước thay đổi mức lương cơ bản từ 450 ngàn đồng lên 540 ngàn đồng). Dự kiến giai đoạn 2006 – 2010, toàn thành phố có 612.433 người được giải quyết việc làm. Trung bình mỗi năm có 122.488 người được giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,06% năm 2006 xuống còn 5,35% năm 2008, dự kiến năm 2010 giảm còn 5,0%.
Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 45%, trong đó lao động qua đào tao nghề đạt 23%, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị, các quận nội thành.
Cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đã giảm mạnh từ khoảng 46% năm 2000 xuống 36,5% năm 2005 và dự kiến còn khoảng 27,1% năm 2010. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 23% năm 2000 lên 24,8% năm 2010.
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về lao động.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2009
Năm 2010
Tốc độ tăng trưởng (%)
2001-2005
2006-2010
1.Dân sô trong độ tuổi lao động
1000 người
3.571
3.842
4.034
4.079
1,47
1,20
2.Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
1000 người
3.464
3.731
3.920
3.964
1,50
1,22
3.Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
1000 người
2.309
2.674
3.114
3.239
2,98
3,91
-Nông lâm thủy sản
1000 người
1.062
976
900
880
-1,67
-2,05
% so tổng số lao động
%
45,99
36,50
28,90
27,17
-Công nghiệp và xd
1000 người
531
786
1.056
1.128
8,16
7,49
% so tổng số lao động
%
23,00
29,39
33,91
34,83
-Dịch vụ.
1000 người
716
912
1.158
1.231
4,96
6,18
% so tổng số lao động
%
31,01
34,11
37,19
38,01
4.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm.
1000 người
97
89
84
83
-1,71
-1,39
Nguồn: Cục thống kê thành phố.
Tuy tình trạng lao động tại Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, tình trạng thất nghiệp của Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao nhất cả nước trong thời kỳ khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp có thể là một mối đe dọa đến sự ổn định trong nhiều năm về phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, lao động bên ngoài cũng thương xuyên lao động theo mùa vụ tại Hà Nội càng làm trầm trọng thêm sức ép về việc làm đối với Hà Nội.
Theo tính toán với cả nước, để thất nghiệp dưới 5% thì tăng trưởng phải trên 6,8%, dưới 4% thì tốc độ tăng trưởng phải tăng thêm 8%. Do đó, Hà Nội cần đảm bảo tăng trưởng trên 9% thì tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian khoảng 10 năm sẽ nằm trong khoảng 4,5% - 5,2%. Nếu con số này là 7% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 5,6% - 6,7% và nếu tốc độ khoảng 11% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ khoảng 4%.
Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, lực lượng lao động tại Hà Nội cũng có những bước tiến mới về mặt chất lượng.Công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực.Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Cơ cấu lao động và nghề đào tạo đã từng bước chuyển dịch theo nhu cầu thị trường lao động, theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Số lượng cơ sở dạy nghề tăng hàng năm, tính đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phó có 275 cơ sở, (trong đó cơ sở doanh nghiệp công lập là 120 và ngoài công lập là 155), số cơ sở tăng thêm chủ yếu là các cơ sở doanh nghiệp ngoài công lập.
Ngoài đào tạo chính quy, thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó có 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550 tỷ đồng, trong đó thành phố tập trung đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh; tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý. Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống đối với lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đã được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm.
Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động thủ đô đã qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thành phố đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm).
Tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, và đào tạo nghề ở nông thôn nói riêng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.
Trong những năm gần đây, đô thị hóa kéo theo sự mở rộng nhanh chóng nhu cầu đất cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở đô thị đã làm cho số lượng lao động trên địa bàn Hà Nội tăng lên, do những lao động bị thu hồi đất bị mất việc làm.
Số lượng lao động bị thu hồi đất.
Từ năm 2001-2008, Hà Nội đã triển khai 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, bình quân 1 năm Thành phố giải phóng mặt bằng gần 1000 ha. Việc thu hồi đất tập trung nhiều nhất ở các quận, huyện như Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên. Sắp tới đây, nhiều xã trên địa bàn Hà Tây cũng cũng sẽ bị thu hồi phần lớn diện tích đất để thực hiện các dự án. Trong đó trên 80% là đất nông nghiệp liên quan đến 178.205 hộ dân, trong 8 năm đã có khoảng 197.000 người bị mất việc do bị thu hồi đất, con số này vẫn đang tiếp tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, từ sau khi Hà Nội mở rộng, nhiều dự án đã được đề ra và phê duyệt. Tính đến giữa năm 2009, có 744 dự án thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội , với diện tích đất là hơn 7...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status