Các bài tập lớn học kì Luật lao động ôn tập - pdf 13

Download Các bài tập lớn học kì Luật lao động miễn phí



Mục lục

Mục Trang
1. Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động? 4
1.1 Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động 4
1.2 Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với hợp đồng lao động 5
2. Bài tập tình huống 8
a/ Nhận xét về hợp đồng học nghề và việc giải quyết chế độ tăng lương của A? 8
b/ Việc kỷ luật sa thải A có hợp pháp không, vì sao? 9
c/ Xác định trách nhiệm và quyền lợi của A khi công ty ra quyết định sa thải bất hợp pháp? Tư vấn cho A đạt được quyền lợi hợp pháp ở mức cao nhất trong trường hợp không muốn trở lại làm việc. 10
d/ Trong trường hợp A không trở lại làm việc theo biên bản hòa giải thành, giám đốc chi nhánh công ty phải làm gì? Xác định quyền lợi, trách nhiệm của A trong trường hợp A không trở lại làm việc. 12
3. Đánh giá 14
Danh mục tài liệu tham khảo 16


ĐỀ BÀI
1. Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp. (3 điểm)
2. Ngày 10 tháng 9 năm 2000, anh V thường trú tại quận 1, thành phố H có kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ti C có trụ sở chính đống tại quận T, thành phố H. Theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh V là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 2 triệu đồng/ tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 2,5 triệu đồng/ tháng.
Cuối năm 2007, công ti C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, Tổng Giám đốc công ti C ra quyết định số 08/ QĐ- VL giải thể đội bảo vệ và cho 20 nhân viên bảo vệ thôi việc theo Điều 17 Bộ luật Lao động, trong đó có anh V. Ngày 5 tháng 2 năm 2008 công ti C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh V kể từ ngày 8 tháng 2 năm 2008. Khi chấm dứt hợp đồng, công ti trả cho anh V trợ cấp thôi việc theo số năm anh đã làm việc cho công ti.
Ngày 3 tháng 2 năm 2008, anh V gửi đơn đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Anh V yêu cầu công ti C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc.
a/ Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V?
b/ Trong vụ việc trên, anh V và công ti tranh chấp về vấn đề gì?
c/ Theo anh (chị), công ti có thể căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để chấm dứt hợp đồng với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ti sẽ phải tiến hành những thủ tục gì?
d/ Giả sử việc chấm dứt hợp đồng của công ti là hợp pháp thì quyền lợi của anh V sẽ được giải quyết như thế nào?
BÀI LÀM
1. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp
a) Quy định về bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đây là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào quy định của pháp luật về đình công, hiện nay đình công được phân chia làm hai loại: đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Trong đó, đình công bất hợp pháp là đình công không thực hiện đầy đủ, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Các trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định một cách cụ thể theo điều 173 BLLĐ 2006 như sau:
“1- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;
2- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;
3- Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hay đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này;
4- Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định tại điều 174a hay vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này;
5- Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này;
6- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định;
7- Khi đã có quyết định hoãn hay ngừng đình công.”
Đình công tuy là một hiện tượng khách quan nhưng nó bị hạn chế, bị giới hạn bởi quy định của pháp luật. Người tổ chức và tham gia đình công có thể bị xử phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu đó là đình công bất hợp pháp. Điều 179 Bộ luật lao động năm 2006 quy định: “ Khi đã có quyết định của toà án về việc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tuỳ theo từng mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Lc1d3Ufe62i2rnk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status