Chuyên đề Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc - pdf 13

Download Chuyên đề Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc miễn phí



MỤC LỤC
1. Đặc điểm, tình hình 1
1.1. Đặc điểm tự nhiên 1
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội 2
2. Thực trạng dân số và NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới 3
2.1. Dân số và lao động 3
2.1.1. Về quy mô và đặc điểm dân số 3
2.1.2. Về lực lượng lao động 4
2.2. Chất lượng NNL 5
2.2.1. Về năng lực 5
2.2.2. Về phẩm chất 9
2.2.3. Về chất lượng tổng hợp 11
2.3. Cơ cấu NNL 16
2.3.1. Về cơ cấu thành phần 16
2.3.2. Về cơ cấu loại hình 17
2.3.3. Về cơ cấu lãnh thổ 19
2.4. Công tác phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới 20
2.4.1. Những đổi mới trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng 20
2.4.2. Những đổi mới quản lý của các cấp Chính quyền 21
2.4.3. Nâng cao năng lực làm chủ của Nhân dân trong công tác phát triển NNL 22
3. Một số chính sách và giải pháp phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc 24
3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình 24
3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL 25
3.3. Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL 25
3.4. Các chính sách và giải pháp về tuyển dụng, đãi ngộ 26
3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp 26
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL 27
3.7. Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước 28
3.8. Giải pháp về nâng cao nhận thức 28
3.9. Giải pháp về thay đổi chính sách
Kết luận 28
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37223/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ợc nâng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước xoá lớp học bằng tranh tre nứa lá, lớp học tạm bợ, xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, cơ sở vật chất được đầu tư hơn, thuận lợi cho việc dạy và học nhằm thu hút học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc ít người tới trường, nâng cao trình độ dân trí [Xem biểu 7, 8, 9].
Mặc dù đã có sự hỗ trợ của nhà nước về giáo dục đào tạo cho con em đồng bào các DTTS, đặc biệt là các dân tộc ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và đặc biệt khó khăn; tỷ lệ biết chữ của người dân đã tăng từ 79,91% năm 1999 lên 84,1% năm 2006 nhưng đây vẫn là tỷ lệ thấp so với mặt bằng chung của toàn quốc (94,4%).
- Lối sống
Lối sống là một khái niệm bao hàm cả lối sống, lẽ sống và nếp sống trong nội hàm của nó. Trong đó, lối sống là toàn bộ hoạt động của con người; lẽ sống là mặt ý thức của lối sống; còn nếp sống là mặt ổn định của lối sống. Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói quen trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tổ chức đời sống xã hội. Nếp sống làm cho đời sống được ổn định, còn lẽ sống dẫn dắt lối sống ấy. Vì thế, lẽ sống chính là những giá trị nhân cách. Vì vậy, tìm hiểu đặc điểm về lối sống của NNL các DTTS ở Tây Bắc cần tìm hiểu về những giá trị nhân cách của đối tượng.
Theo kết quả điều tra XHH gần đây về những định hướng trong giá trị nhân cách ở thanh thiếu niên các DTTS, khi trả lới câu hỏi: “Theo bạn, để đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, tuổi trẻ các DTTS chúng ta phải có những giá trị nhân cách gì?”. Những yếu tố cơ bản được đa số các ý kiến lựa chọn là: Bất bình với việc thiếu tôn trọng (76,9%); giữ đúng hẹn trong quan hệ và công việc (54,0%); làm việc gì cũng nghĩ đến danh dự (48,8%); rèn luyện sức khoẻ, giữ vệ sinh (44,2%). Những yếu tố chiếm tỷ lệ thấp nhất là sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi (11,2%); làm việc theo kế hoạch (14,2%); tìm cách hợp tác đúng đắn với bạn (16,6%) [TL-17].
Như vậy, NNL, đặc biệt là NNL trẻ các DTTS vùng Tây Bắc vẫn có lối sống theo những khuôn mẫu như trọng lễ nghi, chữ tín, danh dự, sức khoẻ… chứ chưa có lối sống làm việc theo kế hoạch, hành động chưa có sự nhanh nhạy, thích nghi với những biến đổi của hoàn cảnh sống. Điều này một phần cũng do cuộc sống tại Tây Bắc lâu nay ít có những biến đổi, cạnh tranh, phát triển như ở những khu vực khác.
- chức năng động xã hội (kiến thức, thái độ, hành vi sẵn sàng tham gia các hoạt động và phong trào xã hội) thể hiện qua kết quả khi trả lời câu hỏi “Theo bạn, để đẩy mạnh CNH-HĐH ở miền núi, LĐ trẻ của chúng ta phải có tiêu chuẩn nào”? Những yếu tố cơ bản được đa số ý kiến lựa chọn là: có nghề nghiệp: 70,5% (nhóm 11-17 tuổi) và 87,0% (nhóm 18-30 tuổi); biết ngoại ngữ, tin học: 69,2% (nhóm 11-17 tuổi) và 57,0% (nhóm 18-30 tuổi); nhiệt tình, tận tâm với công việc: 62,5% (Nhóm 11-17 tuổi) và 56,8% (nhóm 18-30 tuổi); có sức khoẻ: 56,0% (nhóm 11-17 tuổi) và 68,0% (nhóm 18-30 tuổi). Những yếu tố ít được lựa chọn là: biết ganh đua cạnh tranh: 22,7% (nhóm 11-17 tuổi) và 27,2% (nhóm 18-30 tuổi); độc lập tự chủ: 25,9 (nhóm 11-17 tuổi) và 26,4% (nhóm 18-30 tuổi) [TL-17].
Như vậy, những tiêu chuẩn được NNL các DTTS lựa chọn vẫn là những tiêu chuẩn cơ bản, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Khu vực này, chức năng động, sự cạnh tranh, ganh đua, hay làm việc tự chủ vẫn còn ít và không được chú ý do những đặc trưng của cuộc sống ở Tây Bắc là vẫn chậm phát triển.
- Chỉ số phát triển con người HDI
Theo Báo cáo quốc gia năm 2001 về chỉ số phát triển con người (HDI) thì hầu hết các dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc cũng đã đạt gần sát đến ranh giới mức cùng kiệt khổ hiện nay. Trong khi đó, người Mông vẫn là dân tộc chậm phát triển nhất. Trong số 16 tỉnh có HDI thấp nhất của Việt Nam thì đều có cả 6 tỉnh Tây Bắc. Xếp theo thứ tự từ cao xuống là Hoà Bình (1), Yên Bái (8), Lào Cai (11), Sơn La (12), Lai Châu và Điện Biên (16). Báo cáo trên kết luận: ở đâu có tỷ lệ người DTTS cao thì ở đó thường có chỉ số phát triển con người thấp [TL-8].
Trên thực tế, mặc dù HDI phụ thuộc một cách đáng kể vào tỷ lệ giữa người DTTS so với tổng số dân cư trên địa bàn. Nhưng mặt khác nó còn phụ thuộc vào sức mua (một yếu tố biểu hiện mức sống) của dân cư, theo đó góp phần làm biến đổi HDI của họ. Sức mua lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu nhập thực tế. Điều đó cũng có nghĩa là mức sống của dân cư được qui định bởi trình độ phát triển của sản xuất, sự giao lưu hàng hoá và cơ hội tiếp cận các dịch vụ hiện đại như chuyển giao công nghệ tiên tiến, y tế, giáo dục, văn hoá... Thế cho nên một điều tưởng chừng như nghịch lý là trong khi tỉnh Hoà Bình có tỷ lệ người DTTS 73,3% cao hơn Yên Bái 27,3% và cao hơn Lào Cai 6,4% về tỷ lệ DTTS trong tổng dân số nhưng lại xếp trên Yên Bái 7 bậc, trên Lào Cai 10 bậc về chỉ số HDI là vì thu nhập bình quân tính theo đầu người so với sức mua của người dân tại hai tỉnh này hoàn toàn khác nhau. Điều đó được lý giải bởi sự phát triển kinh tế, sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ hiện đại của Hoà Bình cao hơn so với Yên Bái và Lào Cai.
Giáo dục là một khía cạnh quan trọng biểu hiện HDI. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), tỷ lệ người biết chữ bình quân cả nước là trên 90%, trong khi đó tỷ lệ người DTTS ở Tây Bắc biết chữ là 84,1%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Các dân tộc như Hoa, Tày, Mường, Thái và Nùng có số người đi học cao hơn so với một số DTTS khác. Dân tộc Mông, La Hủ, Cống, Hà Nhì… có tỷ người đi học thấp nhất [Xem biểu 1].
Trong số các trường tiểu học dạy chữ các DTTS hiện nay không có trường nào ở Tây Bắc. Số trẻ em gái người DTTS ở Tây Bắc ít có cơ hội đến trường hơn so với trẻ em trai. Nếu tỷ lệ đến trường của trẻ em trai các DTTS vùng Tây Bắc là 53,5% thì tỷ lệ đó ở trẻ em gái chỉ là 31,5%. Khoảng cách về tỷ lệ đi học của trẻ em gái và trẻ em trai không chỉ có ở bậc tiểu học mà cả ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, với một số DTTS có sự phát triển về sản xuất, giao lưu hàng hoá và tiếp cận các dịch vụ giáo dục hiện đại thì tỷ lệ chênh lệch như vậy không đáng kể. Chẳng hạn như người Tày và người Hoa. Ở người Tày tỷ lệ đó là 94,9% và 94,4%; ở người Hoa tỷ lệ đó là 94,5% và 92,9%. Sự chênh lệch biểu hiện đáng kể nhất là đối với đồng bào dân tộc Mông. Phải chăng do những tập tục lạc hậu còn rơi rớt, sự bất bình đẳng về giới đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong lĩnh vực giáo dục con cái?...
Chất lượng giáo dục hiện nay là một vấn đề khá nan giải, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và miền núi. Theo các báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có tới 50% số giáo viên ở vùng sâu, vùng xa và miền núi chưa đạt chuẩn quốc gia. Đây ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status