Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam - pdf 13

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1. Đặc điểm, vai trò, vị trí của tiền lương và các khoản trích theo tiền lương trong doanh nghiệp. 3
1.1.1.Bản chất và chức năng của tiền lương 3
1.1.2 . Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 3
1.1.2.1.Vai trò của tiền lương 3
1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương 4
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương 4
1.2. Các hình thức tiền lương trong Doanh Nghiệp 5
1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian: 5
1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 6
1.2.2.1. Theo sản phẩm trực tiếp: 6
1.2.2.2. Theo sản phẩm gián tiếp: 6
1.2.2.3. Theo khối lượng công việc: 7
1.2.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: 7
1.3. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT,và KPCĐ 7
1.3.1 Quỹ tiền lương 7
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội 8
1.3.3 Quỹ Bảo Hiểm Y Tế 8
1.3.4. Kinh phí công đoàn: 9
1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 9
1.5 Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 10
1.5.1. Hạch toán số lượng lao động: 10
1.5.2. Hạch toán thời gian lao động: 10
1.5.3.Hạch toán kết quả lao động: 11
1.5.4.Hạch toán tiền lương cho người lao động: 11
1.6.Hạch toán tổng hợp và các khoản trích theo lương 12
1.6.1.Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ 12
1.6.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 13
1.7. Hình thức sổ kế toán: 17
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SONY VIỆT NAM 23
I. Khái khoát chung tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty SONY Việt Nam 24
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty SONY Việt Nam 24
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty SONY Việt Nam 24
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty SONY Việt Nam 25
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty SONY Việt Nam: 26
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty SONY Việt Nam: 26
4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty SONY Việt Nam: 28
II. Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công SONY Việt Nam 30
1. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam 30
1.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán: 30
1.2 Tài khoản sử dụng 31
1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu : 32
1.4 Tổ chức Hệ thống sổ kế toán tại Công ty: 36
1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty SONY Việt Nam 37
1.6 Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SONY Việt Nam 38
1.6.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38
1.6.2 Cách tính tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam 41
1.6.3 Cách tính và trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 42
2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam 44
2.1 Các chứng từ có liên quan đến việc tính lương 44
2.2 Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty: 50
3. Thực tế kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty SONY Việt Nam 52
3.1 Phương pháp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty: 52
3.2 Các nghiệp vụ trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: 54
4. Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty: 60
4.1 chứng từ 60
4.1.1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 60
4.1.2 Bảng thanh toán BHXH: 62
4.2 Các nghiệp vụ hạch toán BHXH trả thay lương: 64
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 72
1.2 So sánh phương pháp kế toán của đơn vị với phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành . 73
1.2.1 Ưu điểm: 73
1.2.2 Nhược điểm: 74
2. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương tại công ty SONY VIỆT NAM 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37214/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong Công ty cũng như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng cũng như chế dộ trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty.
Có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và theo quy định của Trung ương và Thành phố cũng như của các ngành chức năng.
* Kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư, hàng hoá, tài sản cố định:
- Về tiền lương, BHXH, BHYT: Tổ chức hạch toán, cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động tại Công ty, về chi phí tiền lương và các khoản trích nộp BHYT, BHXH. Cuối kỳ có nhiệm vụ làm báo cáo thực hiện quỹ lương và các khoản nộp bảo hiểm trích theo lương.
- Về tài sản cố định: Xác định giá trị của tài sản, tham gia kiểm kê tài sản và theo dõi vào sổ sách tình hình tài sản phát sinh trong Công ty trong tháng, quý và năm, đồng thời lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định.
Về vật tư, hàng hoá: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình hiện có và biến động từng loại vật tư, hàng hoá. đồng thời chấp hành đầy đủ quy định về thủ tục nhập, xuất, bảo quản vật tư, hàng hoá. Cuối tháng lập bảng kê tổng hợp xuất, nhập, tồn vật tư, hàng hoá.
* Kế toán thanh toán kiêm giao dịch ngân hàng:
Chịu trách nhiệm về mở tài khoản, ghi séc, uỷ nhiệm chi, thanh toán tiền ngân hàng, hướng dẫn thủ tục thanh toán, kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ xuất nhập vật tư hàng hoá của Công ty. Cuối kỳ lập báo cáo thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và đối chiếu với ngân hàng, lập báo cáo kiểm kê quỹ.
* Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
Thu thập, lập và kiểm tra chứng từ kế toán, tham gia giúp lãnh đạo xét duyệt chi phí cho các hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ:
Theo dõi tình hình công nợ, tạm ứng của khách hàng, các thủ tục kê khai nộp thuế, tổ chức đối chiếu công nợ, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, cân đối nhu cầu vốn, tránh tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh.
* Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi có sự chỉ đạo của cấp trên. Hàng ngày phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trong sổ sách.
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty SONY Việt Nam:
Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là ghi nhận thông tin phải có căn cứ chứng từ. Chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Phương pháp chứng từ kế toán là một công việc chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị.
Công ty SONY Việt Nam đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành như các loại phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn xuất nhập khẩu và hoá đơn bán hàng. Cách ghi chép và luân chuyển chứng từ hợp lý, thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.
Các chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty SONY Việt Nam như sau:
a) Các chứng từ về tiền tệ gồm:
- Phiếu thu: là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 111- Tiền mặt.
- Phiếu chi: là căn cứ để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 111-Tiền mặt
- Biên bản kiểm kê quỹ: xác nhận số tiền tồn quỹ thực tế tại thời điểm kiểm kê.
b) Các chứng từ về tài sản cố định gồm:
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản bàn giao tài sản cố định
Hoá đơn VAT
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
c) Các chứng từ về lao động tiền lương gồm:
- Bảng thanh toán tiền lương: là căn cứ để thanh toán tiền lương và phụ cấp cho người lao động và đồng thời là căn cứ để thống kê tiền lương và lao động trong Công ty.
- Bảng theo dõi chấm công: Theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH, BHYT, làm căn cứ để tính lương và đóng BHXH, BHYT theo quy định hiện hành của Nhà nước cho cán bộ công nhân viên
d) Các chứng từ về bán hàng gồm:
Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT
Bảng kê bán hàng
- Sổ chi tiết bán hàng
e) Các chứng từ về vật tư, hàng hoá gồm:
- Thẻ kho: làm căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Thủ kho có nhiệm vụ ghi số lượng và thẻ kho. Mỗi loại vật tư được mở một thẻ kho riêng.
- Phiếu nhập kho: Là căn cứ để thủ kho nhập vật tư, hàng hóa, và là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155, 156.
Phiếu xuất kho: là căn cứ để thủ kho xuất kho vật tư, hàng hoá, ghi thẻ kho và là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155, 156.
* Quy trình kế toán trong Công ty được tổ chức theo các bước sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán: kiểm tra, xác minh chứng từ xem có trung thực, có hợp lệ, có đúng chế độ thể lệ kế toán hay không để dùng làm chứng từ kế toán.
- Cập nhật chứng từ: các kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép nội dung thuộc phần công việc mình được giao như số vật tư, hàng hoá nhập, xuất, tồn, số tiền thu, chi, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản BHYT, BHXH trích nộp theo lương tổng hợp số liệu và định khoản kế toán.
- Luân chuyển chứng từ: Các chứng từ sẽ được luân chuyển về các bộ phận được quy định tuỳ theo tính chất và nội dung của từng loại để các bộ phận đó vào sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp đồng thời vào máy, nhằm đáp ứng yêu cầu về các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác.
- Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về quản lý và bảo quản hồ sơ tài liệu phòng mình và các chứng từ kế toán một cách khoa học, có hệ thống và đầy đủ theo đúng quy định, dễ tìm khi cần sử dụng.
2.2. Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công SONY Việt Nam
2.2.1. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam
2.2.1.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán:
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng “thanh toán tiền lương” cho từng phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, Giám đốc duyệt y, bảng thanh toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác sẽ được chia làm hai kỳ: kỳ I là tạm ứng và kỳ sau sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ các kho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status