Đề tài Cách tìm luận điểm và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học - pdf 13

Download Đề tài Cách tìm luận điểm và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học miễn phí



V. Mục lục
Phần I Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Phần II nội dung
1 thực trạng của việc triển khai luận điểm.
1.1. Bài văn không có luận điểm.
1.2. Luận điểm lặp.
1.3. Luận điểm dài dòng.
2. Cách triển khai luận điểm:
2.1. đối với truyện
2.2. đối với thơ
3. Thực trạng của việc trình bày dẫn chứng.
3.1 Chọn dẫn chứng khụng thật tiờu biểu,
3.2 Phõn tớch theo cảm tớnh :
3.3 Diễn xuụi dẫn chứng :
4. phương pháp phân tích dẫn chứng
4.1. Phương pháp tái hiện bằng cảm nhận.
4.2 Phương pháp phân tích nghệ thuật làm nổi bật nội dung vấn đề.
4.3 Phương pháp suy luận bằng lí lẽ.
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.5 Phương pháp tái hiện.
5. Vận dụng
IIIKết luận:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37099/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phân tích theo phương pháp này phải cần có vốn hiểu biết về các biện pháp tu từ Tiếng Việt. Phải chỉ ra và phân tích t¸c dông, ý nghĩa tu từ của nó.
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
Hình ảnh mặt trời ë câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời sớm tối đi về mang lại cho con người ánh sáng và hơi ấm, mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác. Nếu mặt trời đem cho con người và vạn vật sự sống thì Bác chính là người đã đưa dân tộc Việt Nam tõ trong bãng tèi ra ¸nh s¸ng, tõ n« lÖ ®Õn tù do hướng đến ánh sáng của sự văn minh. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Giọng thơ ch©n thµnh, tha thiÕt còn thể hiện niềm tự hào của chính tác giả về Bác.
2.3 Phương pháp suy luận bằng lí lẽ.
Phương pháp này thường dựa vào tính chất của vấn đề để suy luận theo hướng mà người viết định ra. Muốn vậy phải nắm chắc đặc điểm nhân vật và các tình tiết sự kiện của văn bản.
- Ví dụ: “chao ôi! Ông lão nhớ cái làng, nhớ cái làng quá”
( Làng – Kim Lân )
Nhớ làng nhớ những ngày làm việc phục vụ kháng chiến ông khao khát được trở về nhưng đó cũng chỉ là khao khát, ước mơ khi hoàn cảnh thực là ông không thể để lại gia đình ở vùng tản cư vì thế nỗi nhớ vốn da diết lại càng da diết hơn và trong một chừng mực nào đó còn là nỗi đau trong nhân vât.
2.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Một bài văn hay trước hết phải viết “đúng ” chỉ khi “đúng ” thì mới hay được. Hơn nữa, một bài văn hay không chỉ thể hiện cái nhìn sâu sắc của người viết mà còn biết liên hệ, đối chiếu với tác phẩm khác. Như thế không chỉ thể hiện chiều “sâu” của người viết mà còn thể hiện chiều “rộng” của “vốn liếng” văn chương nữa. Tức là phân tích dựa trên cơ sở cùng đề tài được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến tính trọng tâm tức là phải hướng vào vấn đề đang cần nghị luận.
- Ví dụ: khi ta phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ngắm trăng” của Bác thì ta nên liên hệ đến hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Tin thắng trận” hay bài “Rằm tháng giêng” để làm nổi bật tâm hồn thi nhân và tình yêu thiên nhiên của Bác. Ở trường hợp này cũng có thể liên hệ so sánh với các tác giả khác nhằm làm nổi bật hình ảnh trong thơ Bác. Hay khi phân tích bài thơ “Đồng chí” chắc chắn người viết không thể bỏ qua “Bài thơ về tiểu đôị xe không kính”…Một điều cần nói thêm đó là không phải và cũng không nhất thiết lúc nào chúng ta cũng liện hệ văn học với văn học. Có khi chúng ta phải liện hệ văn học với cuộc sống. Đó mới là điều quan trọng và có tính thuyết phục mới cao. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” chúng ta phải nghĩ đến “Những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn”…
2.5 Phương pháp tái hiện. Tái hiện thực chất là trình bài lại những điều đã có trong văn bản, điều quan trọng nhất của phương pháp này là học sinh nhớ càng chính xác thì hiệu quả và sức thuyết phục càng cao – gọi đó là cách tái hiện trực tiếp. Nếu không nhớ một cách chính xác thì chúng ta có thể tái hiện nội dung – gọi là tái hiện gián tiếp.
Ví dụ: Khi nhận xét về Vũ Nương trong “Chuyện Người con gái Nam Xương” ta có thể đưa ra kết luận:
+Là người vợ hết lòng yêu thương…chồng (Câu nêu luận điểm)
Dẫn chứng: Trong buổi tiễn đưa: Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời lẽ dịu dàng, tha thiết và cảm động: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi".
Nhận xét của người viết: Người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Không phải là mơ ước về công danh, tiền bạc mà chỉ là hai chữ “bình yên”. Đằng sau niềm khao khát, ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cả sự cám dỗ của vật chất tầm thường và vinh hoa phú quý. Tình yêu thương chồng đã chiến thắng tất cả.
Hay khi đánh giá về tài năng trong việc tả người của Nguyễn Du thì người viết phải đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục. Đó là cách tả người của ông không giống với bất kì ai, hơn nữa trong cách tả mỗi nhân vật Nguyễn Du lại sử dụng một bút pháp khác nhau. Chẳng hạn, khi miêu tả chị em Thuý Kiều, ông dùng bút pháp ước lệ tượng trưng như:
“Mai cố cách, tuyết tinh thần;
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang;
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn…”
Nhưng đến lượt Mã Giám Sinh ông lại sử dụng bút pháp tả thực.
Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao…
Để dẫn chứng có sức thuyết phục người đọc thì chúng ta phải phân tích các từ ngữ, hình ảnh… để làm rõ những nhận xét đánh giá của mình (phần lí thuyết trong các bài học).
Sau đây là một số dẫn chứng về cách tìm luận điểm và phân tích dẫn chứng trong một số bài văn nghị luận văn học :
Đề bài: Nhân vật anh thanh niên trong"lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long.
Anh thanh niên là một con người yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu nêu luận điểm – Trả lời câu hỏi “Anh thanh niên là người như thế nào”). Trong lời giới thiệu của ông hoạ sĩ già và cô gái , bác lái xe gọi anh là "người cô độc nhất thế gian". Đã mấy năm nay, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là đo gió đo mưa, đo nhiệt độ…vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Chúng ta hãy nghe anh nói với ông hoạ sĩ già "khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất" còn đây là tâm sự của anh với cô kĩ sư trẻ "lúc nào tui cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà" Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. (phân tích bằng phương pháp tái hiện)
Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người", lòng hiểu khách đến nồng nhiệt và quan tâm đến ngưồi khác một cách chu đáo (Câu nêu luận điểm – Trả lời câu hỏi “Anh thanh niên là người như thế nào”). Anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất để chữa bệnh, hái hoa tặng cô kĩ sư, tặng trứng ông hoạ sĩ. Biết quan tâm đến người khác là đáng quý nhưng anh quan tâm rất đúng cách và hợp lí. Hoa thì ai cũng thích vì nó đẹp, trứng ai cũng muốn ăn vì nó bổ cho sức khoẻ nhưng một ông già không thể đổi trứng lấy hoa và một cô gái thì bao giờ cũng thích hoa hơn trứng. Biết quan tâm đến người khác, anh thanh niên còn r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status