Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9 - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9 miễn phí



Qua thực trạng dạy học tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang bản thân tôi nhận thấy các em học sinh ở đây do đặc thù hay sử dụng tiếng địa phương nhiều cho nên việc học hát rất khó khăn, các em thường phát âm không chuẩn lời ca giai điệu do nói ngọng chính vì thế làm thế nào để các em học hát dễ dàng và đúng giai điệu nhất, nhanh thuộc lời ca nhất là một trong những biện pháp mà tôi đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn âm nhạc tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua. Tôi hy vọng một số kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ giúp ích cho các đồng chí giáo viên khác trong việc dạy học môn âm nhạc ở một số nơi vùng cao như địa bàn tôi đang công tác.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37107/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phòng giáo dục và đào tạo bắc mê
Trường: PTDTBT thcs giáp trung
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang
Giáo viên thực hiện: Trịnh Thanh Bình
Năm Học: 2011-2012
Lời cam đoan:
Đây là những tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực. Những ý kiến khoa học được đề cập trong tiểu luận, “ Đề tài” chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà giang, ngày 08 tháng 11 năm 2011
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thanh Bình
Mục lục
Phần i
phần mở đầu …………………………………………………Trang 4
Phần ii
nội dung đề tài …………………...………………………………...5
Phần iii
thực trạng………………………………………….....……………...5
Một số giải pháp …………………………….……………………...8
Phần iv – kết luận chung……………………………………….10
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học hát của học sinh khối lớp 9
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang
Phần I: Phần mở đầu
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ ”, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu khác.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học đó là “ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh” Thầy cô giáo là người hướng dẫn, các em học sinh là người chủ động học tập, phải cố gắng khắc phục những e ngại và nhiệt tình học tập để ngày một tiếp nhận những kiến thức mới.
Các em học sinh còn giữ thói quen nói tiếng địa phương quá nhiều dẫn đến việc học hát gặp nhiều khó khăn về cách phát âm, nhả chữ...
Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn như vậy cho nên đề tài có tên như trên.
*Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng dạy học tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung - Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng.
Tác giả mong muốn kết quả của Tiểu luận có thể áp dụng ở một số trường tại địa phương.
* Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 9 trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang.
* Những phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
Phần II : Nội dung
Chương I :
Thực trạng dạy hát tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung
Huyện Bắc Mê – sỉnh Hà giang
Tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh THCS
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người toàn diện, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người chúng ta. Ca hát đối với học sinh THCS nhằm hướng các em trở thành những con người có hiểu biết về hoạt động nghệ thuật âm nhạc, giáo dục các em về văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành trong các em một tâm hồn trong sáng có thị hiếu âm nhạc lành mạnh, có cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Khái quát về địa phương và nhà trường.
1.2.1 Khái quát về địa phương.
Xã Giáp Trung là một xã vùng 3 thuộc huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang, một xã còn khó khăn về mọi mặt, giao thông đi lại còn khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, địa bàn dân cư sống không tập trung. Đến nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có đường nhựa vào đến trung tâm xã, có điện lưới Quốc gia, kinh tế ngày một đổi mới.
1.2.2 Khái quát về nhà trường.
Trường PTDTBT THCS Giáp Trung mới được tách từ cụm trường xã Giáp trung năm 2007 hiện có 29 cán bộ, giáo viên.
1.2.3 Vị trí địa lý.
Xã Giáp Trung là một xã vùng 3 nằm ở phía tây thuộc huyện Bắc Mê Tỉnh Hà Giang. giao thông đi lại còn khó khăn do nhân dân sống không tập trung.
1.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Do trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, có 7 phòng học, 1 phòng hội đồng, 3 phòng BGH, học nhờ trường Tiểu học 5 lớp, hiện trường có 12 lớp học chia đều cho 4 khối, 3 lớp 6, 3 lớp 7, 3 lớp 8 và 3 lớp 9, trang thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đầy đủ.
1.2.5 Đội ngũ giáo viên Âm nhạc.
Trường hiện có 1 giáo viên dạy môn âm nhạc.
1.2.6 Khả năng tiếp thu ca hát của học sinh.
Do đặc thù các em học sinh ở vùng 3, trình độ dân trí thấp, chưa có điều kiện tiếp xúc với kiến thức âm nhạc, còn hay sử dụng tiếng địa phương thường xuyên nên việc tiếp thu ca hát của học sinh còn bị hạn chế rất nhiều.
Phương pháp và kết quả dạy hát.
1.3.1 Thực hiện chương trình dạy hát:
Dạy học đúng theo phân phối chương trình môn học do Sở, Phòng giáo dục và đào tạo ban hành.
1.3.2 Sách giáo khoa, Tài liệu giảng dạy.
Sử dụng sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, tài liệu giảng dạy chủ yếu là tự nghiên cứu và học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet…
1.3.3 Phương pháp dạy hát:
Phương pháp trình bày tác phẩm
Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
Phương pháp dùng lời
Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học âm nhạc
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
1.4 Kết quả dạy hát những năm gần đây.
Từ khi tui công tác tại trường PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang, chất lượng học hát của các em học sinh đã ngày một tiến bộ rõ rệt hơn, các em đã dần dần hạn chế thói quen thường xuyên sử dụng tiếng địa phương trong lớp học và học tập nhiệt tình hơn, các em đã thuộc lời bài hát nhanh hơn, nhớ lâu hơn. 96% các em học sinh thuộc các bài hát trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc và Mĩ thuật 6,7,8,9 và một số bài hát ngoại khoá khác.
Qua thực trạng dạy học tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang bản thân tui nhận thấy các em học sinh ở đây do đặc thù hay sử dụng tiếng địa phương nhiều cho nên việc học hát rất khó khăn, các em thường phát âm không chuẩn lời ca giai điệu do nói ngọng chính vì thế làm thế nào để các em học hát dễ dàng và đúng giai điệu nhất, nhanh thuộc lời ca nhất là một trong những biện pháp mà tui đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn âm nhạc tại PTDTBT THCS Giáp Trung – Huyện Bắc Mê – Tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua. tui hy vọng một số kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ giúp ích cho các đồng chí giáo viên khác trong việc dạy học môn âm nhạc ở một số nơi vùng cao như địa bàn tui đang công tác.
Chương II
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học hát trường PTDTBT THCS Giáp Trung
2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý:
2.1.1 Đối với cán bộ quản lý:
Không ngừng giới thiệu, Tham mưu và phân tích cho cán bộ quản lý thấy đư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status