Một số trò chơi ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh - pdf 13

Chia sẻ Một số trò chơi ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh miễn phí


* Gossip:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên đọc một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy.
- Ví dụ: When its hot,Nam usually goes swimming.
- Học sinh thứ nhất nói với học sinh thứ hai,học sinh thứ hai nói với học sinh thứ ba,cứ như vậy cho đến học sinh sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã đọc.Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.
* Rub out and Remember:
- Sau khi giới thiệu xong từ mới giáo viên có thể dùng trò chơi này để kiểm tra xem học sinh có nhớ từ hay không.
- Giáo viên lần lượt xoá các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.Sau khi xoá các từ tiếng Anh,giáo viên chỉ vào từ tiếng Việt và học sinh đọc to từ tiếng Anh tương ứng.
- Tiếp tục cho đến khi tất cả các từ trên bảng được xoá hết và học sinh đã ghi nhớ từ mới.
- Chia học sinh làm hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ghi lại những từ tiếng Anh tương ứng lên bảng.
* Search through:
- Giáo viên giải thích luật chơi.Đây là một dạng bài tập đọc lướt nhanh.
- Viết các từ vào trong vòng tròn.Trước khi xoá,cho học sinh đọc lại các từ đó.Xoá xong ,giáo viên chỉ vào vòng tròn cho học sinh đọc lại.Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh nhớ hết tất cả các từ.
- Chia lớp thành hai đội,đến lượt đội mình học sinh được yêu cầu phải viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn.Nếu đúng hình thái và vị trí thì được một điểm,sai thì không có điểm.
- Tiếp tục như vậy cho đến khi các vòng tròn đều được ghi chữ.Đôi nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.


A.PHẦN MỞ ĐẦU

I.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:
1.Tên đề tài: Một số trò chơi ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh.
2.Người thực hiện: Huỳnh Xuân Hoàng¬_ Đơn vị: Trường THCS Tú An
3.Thời gian thực hiện: Năm học 2006- 2007
4.Mục đích và nhiệm vụ đề tài:
- Giới thiệu vai trò của trò chơi ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng Anh.
- Giới thiệu một số trò chơi ngôn ngữ (language games) cơ bản nhằm giúp cho giáo viên và học sinh tìm thấy sự hứng thú trong việc dạy và học tiếng Anh.
- Phân loại Language games theo 4 kĩ năng : nghe,nói,đọc,viết.
- Giới thiệu phương pháp cũng như một số thủ thuật cơ bản để thực hiện language games trong mỗi giờ học một cách linh hoạt,đa dạng và hiệu quả.
5. Phạm vi ứng dụng:
- Có thể áp dụng Language games trong tất cả các lớp học tiếng Anh có trình độ từ thấp đến cao.
- Language games có thể áp dụng cho tất cả những bộ môn học khác.
- Đã ứng dụng: Học sinh khối THCS trường THCS Tú An.

II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay,những ai học tiếng Anh đều hiểu rằng tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp.Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ.Mỗi người học đều có những mục đích,động cơ học tập riêng của mình.Từ khi Việt nam hội nhập với thế giới,do nhu cầu,rất nhiều người đã tìm đến môn tiếng Anh để học hỏi,nghiên cứu với nhiều lí do,mục đích khác nhau.Từ nhưng mục đích,động cơ học tập rõ ràng đó,họ đã say mê học tập ngôn ngữ Anh,lĩnh hội và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên,cũng có hàng ngàn sinh viên,học sinh học tiếng Anh không vì mục đích nào cả mà học chỉ để đối phó với chương trình học ở trường yêu cầu.Do không có mục đích và động cơ học tập rõ ràng nên học sinh cảm giác học tiếng Anh không thú vị và khó đạt điểm cao trong môn này.Hơn nữa,tiếng Anh cũng như nhưng bộ môn khác như Toán,Lý,Hoá,Sinh… cần co kiến thức tích luỹ từ những bài học trước ,từ đó học sinh mới có khả năng tiếp thu,lĩnh hội bài học mới tiếp theo.Nếu không có kiến thức đã được tích luỹ,học sinh sẽ học tiếng Anh một cách bị động,không hứng thú.Kết quả là việc dạy và học tiếng Anh dần dần trở nên nhàm chán.
Trong thời gian công tác tại trường trung học cơ sở Tú an và được ban chuyên môn nhà trường phân công giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9 từ năm 2002 đến nay,tui nhận thấy học sinh ở đây đa số là con em các gia đình nông dân cùng kiệt và người dân tộc thiểu số.Học sinh đa phần chưa xác định đúng động cơ,mục đích học tập và tầm quan trọng của việc học tiếng Anh mà các em sẽ sử dụng để nâng cao kiến thức của mình,vì thế các em lơ là trong việc học,dẫn đến rất nhiều học sinh bị rỗng kiến thức,không thể tiếp thu được ngữ liệu mới và sử dụng kiến thức kế thừa một cách đầy đủ và hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề trên,làm thế nào để học sinh xác định đúng đắn động cơ học tập và tích cực trong việc học tiếng Anh,tui cùng với các đồng nghiệp phải không ngừng nghiên cứu,học hỏi,tìm tòi,sáng tạo và luôn đổi mới phương pháp,thủ thuật giảng dạy trong mỗi tiết học sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn,hiệu quả,thực hiện đúng chương trình cải cách,tìm giải pháp sao cho học sinh luôn luôn mong muốn,háo hức và chờ đợi đến giờ học tiếng Anh.Học sinh có thể tiếp thu ngữ liệu mới và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả.Một trong những phương pháp đổi đó là chúng tui áp dụng việc đưa một số trò chơi ngôn ngữ vào trong mỗi giờ học tiếng Anh.Đây cũng chính là đề tài mà tui quan tâm và nghiên cứu.

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Chương trình tiếng Anh cấp II hiện nay được biên soạn theo chương trình cải cách giáo dục trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo.Mỗi bài học được phát triển theo trình tự các bước:Giới thiệu bài,giới thiệu nội dung chủ điểm mới,luyện tập,vận dụng và củng cố.Vì vậy,để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập,giúp các em vừa phát triển năng lực giao tiếp vừa nắm đượchệ thống từ vựng và cấu trúc ngữ pháp,đồng thời tránh sự nhàm chán và tạo tiền đề cho học sinh phát triển ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả ,điều quan trong và không thể thiếu đó là giáo viên phải giải thích vàlàm rõ phần giới thiệu ngữ liệu mới.
Nếu phân tích theo giáo học pháp thì phần giới thiệu ngữ liệu mới là một tiến trình:

HS làm tốt

G.T.N.L Học sinh Giáo viên Giới thiệu Học sinh Kiểm tra
Trong tình tái tạo giải thích tình huống tái tạo mức độ
Huống theo gợi ý làm rõ bổ sung theo gợi ý hiểu bài


HS làm chưa tốt


Sơ đồ chung cho quá trình giới thiệu ngữ liệu mới

Sau khi giới thiệu ngữ liệu mới xong,giáo viên mới tiến hành cho học sinh luyện tập,vận dụng và củng cố.Ở mỗi giai đoạn ,tuỳ theo bài học mà giáo viên có thể sử dụng các trò chơi ngôn ngữ khác nhau để giới thiệu,luyện tập,vận dụng hay củng cố.
Việc học ngôn ngữ phải thú vị trong khi đó language games làm được điều này.Trong một bài học,có thể nội dung chính là việc giới thiệu một điểm ngữ pháp mới,một số từ vựng mới hay đọc một bài text ,hay một bài tập ngữ pháp…cho nên người giáo viên phải chắc chắn rằng bài học đó nhiều kiến thức,đa dạng,và thú vị. Language games có thể giúp giáo viên bắt đầu với một Quick warm-up để học sinh bắt đầu bài học dễ dàng và trôi chảy.Language games cũng giúp ôn lại hay giới thiệu từ vựng để bắt đầu một bài text mới…vv.Trong mọi tình huống Language games luôn làm cho không khí lớp học luôn vui vẻ,hào hứng,phát huy tinh thần học tập của học sinh một cách tích cực.

2.Cơ sở thực tiễn:
Khác với tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt - việc dạy và học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai trong môi trường không thuận lợi cho việc thực hành giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ mới là một việc khó khăn và có nhiều hạn chế,cho nên giáo viên bộ môn phải tạo cho học sinh,định hướng cho các em tự tạo ra một môi trường giao tiếp và thực hành ngôn ngữ mới.Có thể lấy lớp học ,các khối lớp với nhau trong trường làm môi trường thực hành tiếng Anh.
Học sinh cấp II đang ở vào độ tuổi ham chơi,hiếu động cho nên việc học ngôn ngữ cần thú vị ,tránh nhàm chán,không khí lớp học thoải mái thì học sinh mới phát huy được tính chủ động trong việc tiếp thu bài mới và vận dụng ngôn ngữ một cách tích cực.Thông qua Language games,giáo viên có thể lồng ghép các kỹ thuật và hoạt động dạy học cũng như các loại hình bài tập giúp học sinh phát triển 4 kĩ năng: nghe_nói_đọc_viết và thực hành ngôn ngữ ngay trên lớp.
Thế nhưng,thực tế tui thấy rất ít giáo viên áp dụng Language games trong những bài giảng của mình.Lí do chung ở đây là: Thứ nhất,nếu giáo viên không phải là “người quản trò tốt” thì Language games sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của tiết học.Thứ hai,do điều kiện khách quan về tài liệu nghiên cứu ,tham khảo về Language games,nên số lượng trò chơi quá ít.Một trò chơi được dùng đi dùng lại nhiều lần trong nhiều giờ học liên tiếp đôi khi “lợi bất cập hại” .
Từ những vấn đề trên,tui đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa Language games vào trong những giờ học tiếng Anh.


Bu6C1lQCfKpGnp6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status