Đề tài Phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn địa lí lớp 9 - pdf 13

Download Đề tài Phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn địa lí lớp 9 miễn phí



MỤC LỤC
Phần I - Đặt vấn đề :
I. Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận
2 - Cơ sở thực tiễn
II. Phạm vi nghiên cứu
Phần II - Giải quyết vấn đề :
Nội dung và phương pháp tiến hành rèn luyện các kỹ năng cho học sinh lớp 9
I – Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 9.
1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam .
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam .
II – Phương pháp tiến hành rèn luyện các kỹ năng cho học sinh :
1- Đọc và tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
2- Khai thác bản đồ Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức Địa lí về dân cư:
3- Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định về tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta.
4- Phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta
5- Phân tích hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học.
III - Kết quả thực nghiệm
IV - Bài học kinh nghiệm
Phần III: Kết luận và kiến nghị
I - Kết luận
II- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục Trang
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37061/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng, hồ, chiều dài các sông; biểu đồ tỉ lệ lưu vực các hệ thống sông và lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công, thay mặt 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tìm hiểu thêm thực tế về những thuận lợi, khó khăn do sông ngòi gây ra, biện pháp khắc phục. Qua đó rút ra kết luận:
+ Tài nguyên nước của nước ta rất phong phú do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều đầm hồ, nguồn nước ngầm phong phú, thuận lợi cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông đường thuỷ. Nhưng lại có lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp.
+ Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp, tạo ra năng suất cây trồng cao. Bên cạnh đó phải tăng cường giữ vệ sinh nguồn nước, phòng tránh ô nhiễm môi trường.
- Phân tích bản đồ trang 9 “Khí hậu”: cần quan sát và phân tích kĩ các miền khí hậu Bắc – Nam; các vùng khí hậu; hướng và tần suất gió (chú ý mũi tên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa mùa hạ, mũi tên màu xanh thể hiện chế độ gió mùa mùa đông).
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, tìm hiểu nhiệt độ - lượng mưa trung bình năm và những tháng điển hình của từng vùng… từ đó suy ra tác động của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. Qua đó rút ra kết luận theo sơ đồ sau:
Đặc điểm 1: Nhiệt đới gió mùa ẩm.
Khí
hậu
Việt
Nam
Khó khăn: bão lụt, gây hạn hán, tổn thất lớn về người và của.
Thuận lợi: cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm, năng suất cao, nhiều vụ trong năm.
Khó khăn: sâu bệnh, nấm mốc phát triển, mùa khô thiếu nước.
Thuận lợi: nuôi trồng gồm cả giống cây ôn đới giống cây nhiệt đới.
Khó khăn: miền Bắc vùng núi cao có mùa đông rét đậm, rét hại, mùa hè có gió Lào khô nóng.
Đặc điểm 2: phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc-Nam, theo độ cao, theo gió.
Đặc điểm 3: các tai biến thiên nhiên.
b- Khi dạy bài 8: “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, cho phân tích bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18 và “Nông nghiệp” trang 19 Atlat: yêu cầu học sinh tìm hiểu ranh giới từng vùng nông nghiệp, màu sắc thể hiện hiện trạng sử dụng đất ở các vùng, so sánh tỉ lệ các loại đất sử dụng trong nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp; kí hiệu chỉ các sản vật thể hiện sự chuyên môn hoá các vùng; số liệu về chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa...phối hợp với biểu đồ và bảng số liệu SGK học sinh có thể thấy được giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành qua các năm đó. Tìm trên bản đồ: diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp và sản lượng lúa các tỉnh; diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực; số lượng gia súc; gia cầm các tỉnh; tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã được sử dụng; sự phân bố một số loại cây, con chủ yếu ở nước ta.
- Phân tích biểu đồ “Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp”. Tìm hiểu về tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam, qua đó rút ra một số kết luận:
+ Ngành trồng trọt: tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ, đang được phát triển với đa dạng cây trồng, chiếm 70% giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất…
Lúa là cây lương thực chính, được trồng ở khắp nơi, tập trung chủ yếu 2 đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chiếm 60,8% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước, tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, chiếm 22,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Nước ta có tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả, do điều kiện tự nhiên nên trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao, chiếm 16,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta.
+ Ngành chăn nuôi: trâu bò được chăn nuôi chủ yếu ở trung du, miền núi để lấy sức kéo. Lợn được nuôi tập trung ở 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long - là nơi có nhiều lương thực và đông dân. Gia cầm phát triển nhanh ở 2 vùng đồng bằng.
c- Bài 11: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”.
Phần I. “Các nhân tố tự nhiên”. Phân tích bản đồ “Địa chất và khoáng sản” trang 8 Atlat địa lí Việt Nam: cho học sinh tìm hiểu về các loại khoáng sản, vị trí mỏ khoáng sản trong bản đồ; sự phân bố khoáng sản, suy ra vai trò của nó với sự phát triển kinh tế. Phối hợp sơ đồ hình 11.1 SGK rút ra nhận xét:
+ Tài nguyên khoáng sản của nước ta phong phú, bao gồm các loại: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng, thuỷ năng, đất, nước, rừng, tài nguyên biển, thuận tiện để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản.
+ Các tài nguyên đó giúp nước nhà phát triển các ngành công nghiệp một cách vững chắc, không bị lệ thuộc vào nước ngoài. Bên cạnh đó còn xuất khẩu thu lại nguồn vốn lớn, tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế của đất nước.
* Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em cần lĩnh hội, đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, biểu đồ của Atlat, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.
3.2- Thí dụ 2:- Dùng Atlat địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (Bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản”) .
- Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat. Cụ thể là:
a- Phần 1. “Lâm nghiệp”: yêu cầu học sinh quan sát kĩ màu sắc chỉ tỉ lệ rừng, biểu đồ giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của từng tỉnh và diện tích rừng cả nước qua các năm 2000; 2005; 2007. Tác động của rừng đến lâm, nông nghiệp? Qua đó rút ra kết luận:
+ Tài nguyên rừng nước ta đang cạn kiệt, do khai thác bừa bãi và nạn phá rừng bừa bãi, làm cho độ che phủ thấp ảnh hưởng đến sản xuất lâm, nông nghiệp.
+ Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh trong cả nước thấp.
+ Cần tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng.
b- Phần 2. “Ngành thuỷ sản”:
- Căn cứ vào màu sắc biểu thị giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Quan sát các các ngư trường. Từ đó cho học sinh phân tích các hoạt động về thuỷ sản của nước ta.
- Phân tích các biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của các tỉnh năm 2007, quan sát số liệu chỉ sản lượng thuỷ sản cả nước qua các năm 2000; 2005; 2007. Liên hệ kiến thức đã học, tìm thuận lợi và khó khăn của ngành thuỷ sản. Qua đó rút ra kết luận:
+ Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ; do có bờ biển d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status